ClockThứ Năm, 15/11/2018 05:45

Giúp dân bằng mô hình thiết thực

TTH - Xây dựng nhà ở, tu sửa, cải tạo đường giao thông, đỡ đầu học sinh nghèo đến trường, phát triển các mô hình kinh tế… là những hoạt động ý nghĩa trong phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, giúp Nhân dân khu vực biên giới ổn định cuộc sống.

Tình quân dân nơi cửa biểnChung tay xóa nghèo trên biên giớiSát cánh cùng ngư dân

Các đơn vị biên phòng giúp dân thi công hệ thống dẫn nước sinh hoạt

Giúp dân nâng cao đời sống

Trên đường đi thăm các mô hình nuôi trồng thủy sản của bà con do đơn vị hỗ trợ phát triển, Đại úy Nguyễn Giang Thuận, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Phong Hải (Phong Điền) thông tin: “Hầu hết các mô hình kinh tế hỗ trợ cho bà con được đơn vị trực tiếp cùng người dân khảo sát, đầu tư các chủng loại như tôm, cua, cá, ba ba..., tập trung các giống nuôi trồng có năng suất, giá trị kinh tế cao...”. Ông Lê Quang Vinh ở thôn Hải Phú, xã Phong Hải niềm nở: “Nhờ các anh ở đồn biên phòng giúp đỡ, gia đình tôi phát triển mô hình nuôi tôm xen canh với quy mô gần 1ha chia làm 6 hồ, mỗi năm nuôi 2 vụ, thu hoạch xong trừ chi phí lãi ròng 300-400 triệu đồng. Hiện số hộ trong thôn được đồn biên phòng giúp đỡ phát triển kinh tế ngày càng nhiều lên...”.

Thiếu úy Thái cho hay: Quá trình tìm hiểu thực tế, nhận thấy tiêu chí nâng cao thu nhập cho bà con là thiết yếu, nên đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các địa phương, ban, ngành tiến hành xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp đối với từng địa bàn, góp phần đưa phong trào “Chung tay xây dựng nông thôn mới” của BĐBP tỉnh đi vào thực chất và đạt hiệu quả cao.

Khác với tuyến biên giới biển, trong những năm qua, thực hiện phong trào “Chung tay xây dựng nông thôn mới”, Đồn Biên phòng Nhâm, BĐBP tỉnh đã phối hợp với Mặt trận các cấp, các ban, ngành, cơ quan, đơn vị vận động xây dựng hàng chục căn nhà tình nghĩa, nhà Đại đoàn kết và nhiều công trình phúc lợi, công trình dân sinh tại các xã Hồng Thượng, Hồng Thái, Hồng Bắc và Nhâm (A Lưới). Chủ tịch UBND xã Nhâm, ông Phạm Minh Cải cho biết: “Đảng ủy, chính quyền địa phương xác định phối hợp cùng BĐBP tỉnh thực hiện chương trình cải thiện nhà ở và công trình dân sinh cho dân là nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới”.

Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt cũng là đơn vị được đánh giá thực hiện đạt hiệu quả cao trong việc giúp dân cải thiện nhà ở, chăm sóc sức khỏe.

Thượng tá Nguyễn Văn Hùng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt chia sẻ: “Với tổng kinh phí 60 - 70 triệu đồng cho mỗi căn hộ, chúng tôi quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ tham gia giúp dân nhiệt tình, trách nhiệm cao, mang theo tiêu chuẩn của mình để tự túc ăn uống, sinh hoạt, tiết kiệm từng viên gạch, từng cân xi măng, bàn bạc với gia đình để thực hiện đạt hiệu quả cao nhất”.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt còn giúp dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình “Liên vườn, liên cây, liên con, liên chuồng”, tạo sản phẩm hàng hóa ở địa bàn các xã A Đớt, Đông Sơn, Hương Phong… do đơn vị phụ trách, mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều hộ gia đình sau khi được đơn vị giúp đỡ, từ hộ nghèo khó, không đủ ăn, đã vươn lên thoát nghèo, có gia đình trở thành hộ khá nhờ nhân rộng mô hình sản xuất.

Xây dựng đời sống văn hóa

Qua phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới, BĐBP tỉnh đã duy trì hoạt động hiệu quả 5 trạm quân dân y kết hợp, tổ chức khám, cấp thuốc miễn phí  mỗi năm cho trên 500 lượt đồng bào các xã biên giới, với kinh phí hằng trăm triệu đồng; thực hiện chương trình “Nâng bước em đến trường”, nhận đỡ đầu 101 em học sinh, với số tiền 500.000 đồng mỗi tháng/em; hỗ trợ xây dựng 51 nhà tình nghĩa,nhà Đại đoàn kết (trị giá 70 triệu đồng/nhà). Cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh trên 2 tuyến đã ủng hộ gần 250 ngàn ngày công giúp đỡ các địa phương trong cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế, xây dựng nhà ở, đường giao thông nông thôn…

Đại tá Vũ Văn Uy, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP tỉnh cho biết thêm: Ngoài giúp dân cải thiện chỗ ở, các công trình phúc lợi, dân sinh, phát triển các mô hình kinh tế, các đơn vị biên phòng còn xác định xây dựng khu dân cư tiên tiến, thôn, làng văn hóa là một trong những cơ sở quan trọng trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Các đồn biên phòng phối hợp chặt chẽ với Mặt trận và ngành văn hóa địa phương tiến hành tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng chương chình, kế hoạch, tổ chức cam kết đăng ký xây dựng thôn, làng, gia đình văn hóa, khu dân cư tiên tiến cho 100% số hộ trên địa bàn biên giới. Nhờ vậy, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở địa bàn các đồn biên phòng phụ trách đã thu được kết quả tích cực. Điều đó được minh chứng bằng những khu dân cư không có tội phạm, câu lạc bộ gia đình không có người sinh con thứ 3 trở lên hay những mô hình giảm nghèo hiệu quả.

 Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều cách giúp dân giảm nghèo bền vững

Trong năm 2023, huyện Phú Lộc có thêm 447 hộ thoát nghèo. Để cùng toàn tỉnh thực hiện những mục tiêu lớn, đặc biệt là giảm tỷ lệ hộ nghèo, huyện Phú Lộc đang triển khai nhiều cách gắn với tình hình thực tế.

Nhiều cách giúp dân giảm nghèo bền vững
Cơ bản, thiết thực và vững chắc

Đến thời điểm này, Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đã chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho mùa huấn luyện mới đạt kết quả tốt.

Cơ bản, thiết thực và vững chắc
Giảm nghèo từ mô hình hỗ trợ sinh kế

Bằng nhiều giải pháp và cách làm cụ thể, thời gian qua số hộ nghèo trên địa bàn phường Đông Ba, TP. Huế ngày càng giảm, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) của thành phố.

Giảm nghèo từ mô hình hỗ trợ sinh kế
Thu nhập khá từ vườn ao chuồng

Không ngại khó, ngại khổ, bằng đôi tay của mình, chị Trương Thị Bé (sinh năm 1973) hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đã quyết tâm vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên đất quê hương. Sau một thời gian gầy dựng, đến nay, mô hình vườn, ao, chuồng (VAC) của chị Bé đã cho thu “quả ngọt”, với thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Chị cũng là điển hình hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi tại địa phương.

Thu nhập khá từ vườn ao chuồng
Return to top