ClockThứ Bảy, 22/06/2019 06:30

Góp ý dạy ca Huế, dân ca trong trường học

TTH - Cách đây đã lâu, tôi được xem các em học sinh tiểu học một số trường ở thành phố Huế hát ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên. Chắc nhiều người đều có tâm trạng như tôi: mừng và cảm động. Các em hát còn ngọng nghịu mà sao dễ thương quá. Một chương trình dạy hát ca Huế và dân ca trong các trường học, chắc là không tốn kém gì lắm nhưng hiệu quả về nhiều mặt thì đã rõ.

Gánh nặng của ca HuếĐào tạo sơ cấp nghề biểu diễn ca HuếCLB Ca Huế thính phòng dạy nhạc cụ truyền thống miễn phí

Câu lạc bộ ca Huế giao lưu cùng học sinh trong hoạt động đưa ca Huế vào trường học. Ảnh: KO

Tôi xin góp mấy ý kiến về  việc đưa ca Huế và dân ca vào trường học. Tôi được đọc tài liệu Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế phát hành có đầu đề “Các bài ca Huế dùng trong chương trình giảng dạy cấp tiểu học”. Tài liệu in 9 lời của 9 làn điệu: Xuân Phong, Long Hổ, Đăng Đàn Cung, lý Đoản Xuân, lý Hoài Xuân, lý Tình Tang, hò Tà Lý, lý Hoài Nam và lý Ngựa Ô. Như vậy, đầu đề của tập bài hát này phải là “Các bài ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên” mới chính xác. (Các điệu: Xuân Phong, Long Hổ, Đăng Đàn Cung và Đoản Xuân là ca Huế). Một số chỗ lời khó hát, đúng hơn là lời chưa nhuyễn với nhạc, nên các em hát còn “ngọng nghịu” là phải. Điều đáng nói hơn là, có nhiều chỗ lời ca còn rất thô, có khi tối nghĩa, nặng về giáo huấn, gây phản cảm, không phù hợp với lứa tuổi các em.

Chúng tôi nghĩ, việc dạy ca Huế và dân ca Thừa Thiên Huế trong các trường học nói chung và trường tiểu học nói riêng cần được công phu và thận trọng hơn. Trước hết là tham khảo ý kiến về việc đưa làn điệu nào của ca Huế và dân ca vào cấp học nào, lứa tuổi nào cho phù hợp. Đó là khâu rất quan trọng để các em dễ  tiếp thu, dễ học làn điệu, dễ thuộc nhạc và lời ca. Ví dụ như trong 9 làn điệu mà tài liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành, ta có thể thay điệu lý Hoài Nam bằng một làn điệu khác.

Tiếp đó là khâu viết lời mới. Lời mới phải là những nội dung rất gần gũi, phù hợp với lứa tuổi các em. Lời ca cần nhuần nhuyễn với nhạc, khắc phục những nhược điểm hay gặp như: lời khó hát, làm cho các em khi hát không rõ lời; lời khô khan, sáo rỗng, nặng về giáo huấn, ít chất văn học… Đây là một việc làm rất khó. Vậy nên, cần có cuộc vận động sáng tác lời ca mới theo các làn điệu ca Huế, dân ca phù hợp với lứa tuổi các em. Sau đó có hội đồng tuyển chọn và sẽ được in ấn để phổ biến, dạy cho các em hát. Ngoài các làn điệu hát đơn, cần chú ý có các làn điệu có thể hát song ca, tốp ca, tạo điều kiện cho nhiều em cùng ca hát một tiết mục.

Việc truyền dạy ca nhạc truyền thống quê hương là một việc làm cần thực hiện thường xuyên, lâu dài. Với cách làm bài bản cùng với việc đầu tư về nhiều mặt, thế hệ trẻ có điều kiện để tiếp xúc với ca Huế, dân ca; dần dần cảm nhận được cái hay cái đẹp của di sản văn hóa quê hương. Từ đó góp phần bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn các thế hệ người con xứ Huế; cũng là cách hữu hiệu để bảo tồn, phát huy vối quý âm nhạc truyền thống quê hương.

MINH KHIÊM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dân vũ cần được phát huy trong trường học

Dân vũ là một hoạt động tập thể lành mạnh, mang tính văn hóa sâu sắc. Đây là loại hình nghệ thuật có sự lan tỏa rộng và kết nối nhanh, rất thích hợp với phong trào thanh niên trường học.

Dân vũ cần được phát huy trong trường học
Tuyên truyền về quản lý, sử dụng vật liệu nổ, pháo trong trường học

Chiều 18/1, tại Trường THCS Nguyễn Chí Diểu, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình ngoại khóa tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Tuyên truyền về quản lý, sử dụng vật liệu nổ, pháo trong trường học
Hướng dẫn kỹ năng công tác xã hội trường học

Từ ngày 17 đến 19/1, tại tỉnh Sơn La, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn kỹ năng công tác xã hội trường học. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với hơn 350 điểm cầu trên toàn quốc. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại hội trường Sở GD&ĐT.

Hướng dẫn kỹ năng công tác xã hội trường học

TIN MỚI

Return to top