ClockThứ Ba, 09/10/2018 10:24

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Giáo dục đại học

Chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, ngày 8/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận tổ chức hội nghị góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Chủ tịch Quốc hội: “Giờ thương trẻ con, nhìn học khổ sở!”Đại học Luật đạt chuẩn chất lượng giáo dụcPhải có quy định phương thức xét tuyển riêng đối với ngành YTiếp tục đề xuất miễn học phí cho học sinh Trung học cơ sở

Bà Nguyễn Thị Phúc - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận cho biết: Sau 5 năm triển khai thực hiện, Luật Giáo dục đại học đã dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập trước yêu cầu mới của thực tiễn tổ chức và hoạt động giáo dục đại học trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Vì vậy việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học là hết sức cần thiết. Dự thảo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) gồm 6 chương và 73 điều, tập trung vào những vấn đề lớn về phát triển hệ thống giáo dục đại học, vấn đề về quản trị và tự chủ của cơ sở giáo dục đại học, quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học, quản lý Nhà nước về giáo dục đại học…

Theo ông Mai Hữu Cường - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận, việc sửa đổi, bổ sung Luật phải tạo hành lang pháp lý cho giáo dục đại học phát triển, hướng đến mục tiêu quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng có sức khỏe, trí tuệ, có đạo đức, kỷ luật, có năng lực thực tiễn…, góp phần phát triển văn hóa, tri thức khoa học, đáp ứng nhu cầu của người học, của Nhà nước và các bên liên quan trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế…

Góp ý về vấn đề tự chủ đại học, ông Mai Hữu Cường cho rằng tự chủ giáo dục là vấn đề quan trọng, tuy nhiên không nên quy định chi tiết vấn đề này vào trong Luật mà nên quy định trong văn bản dưới Luật hoặc thông tư hướng dẫn cụ thể. Nhiều đại biểu đồng tình với ý kiến này.

Các đại biểu đề nghị quy định rõ nội dung, mức độ, lộ trình, điều kiện đảm bảo thực hiện quyền tự chủ trên tất cả các mặt về: học thuật, tài chính, tổ chức và nhân sự gắn với trách nhiệm giải trình và đổi mới quản trị đại học phù hợp với điều kiện, năng lực của từng cơ sở giáo dục đại học.

Bên cạnh đó, quy định rõ việc kiểm định và công khai chất lượng đào tạo, sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan để tạo tính đồng bộ trong triển khai tự chủ đại học một cách thực chất…

Về cơ cấu tổ chức và quản trị của cơ sở giáo dục đại học, các đại biểu đề nghị quy định rõ vị trí pháp lý của Hội đồng trường và làm rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, mối quan hệ giữa Hội đồng trường với các thiết chế khác…

Một số đại biểu đề nghị không phân biệt về cơ cấu tổ chức của trường công lập và trường tư thục, đồng thời cân nhắc việc cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tự quyết định về cơ cấu tổ chức…

Một số đại biểu cho rằng, dự thảo Luật chưa quan tâm và quy định cụ thể về vấn đề liên thông từ hệ thống giáo dục nghề nghiệp lên đại học. Nếu Luật có quy định cụ thể thì người học sẽ yên tâm hơn và lựa chọn vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, các đại biểu cho rằng trên thực tế các trường đại học, cao đẳng đã có nhiều chương trình đào tạo liên kết cả trong nước lẫn quốc tế nhưng hiện nay trong dự thảo vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề liên kết đào tạo giữa các trường đại học. Luật không nên quy định cụ thể loại hình, hình thức đào tạo bởi theo xu hướng quốc tế ngày càng có nhiều hình thức, loại hình đào tạo mới vì vậy nên có thông tư hướng dẫn riêng.

Các ý kiến góp ý sẽ được đoàn đại biểu Quốc hội tiếp thu và tổng hợp, báo cáo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội trong kỳ họp tới.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng kíp, phân luồng phục vụ khám bệnh sau tết

Sau kỳ nghỉ tết dài ngày, lượng người dân đến khám chữa bệnh ngày đầu năm tăng hơn thường lệ. Các bệnh viện đã chủ động xây dựng kế hoạch, bổ sung nhân lực hỗ trợ nhằm tránh tình trạng chờ đợi; thậm chí có nơi khám xuyên trưa cho bệnh nhân ngoại tỉnh…

Tăng kíp, phân luồng phục vụ khám bệnh sau tết
Bổ sung nguồn vốn kết dư, hoàn thiện hạ tầng nghề cá

Các dự án (DA) đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá được triển khai từ nguồn vốn bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, triển khai trên địa bàn tỉnh đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. UBND tỉnh đề xuất Trung ương, các bộ ngành bố trí nguồn vốn kết dư để tiếp tục đầu tư một số công trình nâng cấp hạ tầng thủy sản trên địa bàn.

Bổ sung nguồn vốn kết dư, hoàn thiện hạ tầng nghề cá
Giữ ấm cho người bệnh ngày đông

Cùng với khám chữa bệnh, các bệnh viện đã quan tâm đầu tư trang thiết bị chăm sóc, giữ ấm khi trời chuyển lạnh. Người bệnh được hưởng các tiện nghi đảm bảo sức khoẻ, nâng cao thể trạng, yên tâm điều trị… ​

Giữ ấm cho người bệnh ngày đông
WHO bổ sung bệnh viêm họng hoại tử vào danh sách các bệnh nhiệt đới bị lãng quên

Là một động thái quan trọng nhằm giải quyết một trong những thách thức y tế chưa được công nhận trên thế giới, mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố đưa bệnh noma (bệnh viêm họng hoại tử) vào danh sách chính thức các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD), nhấn mạnh cam kết của tổ chức trong việc mở rộng dịch vụ y tế cho những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

WHO bổ sung bệnh viêm họng hoại tử vào danh sách các bệnh nhiệt đới bị lãng quên

TIN MỚI

Return to top