Hai miền Triều Tiên bắt đầu đàm phán chương trình đoàn tụ gia đình ly tán
TTH.VN - Tờ AP đưa tin, Hàn Quốc – Bắc Triều Tiên khởi động cuộc đàm phán về chương trình đoàn tụ cho các gia đình ly tán bởi chiến tranh Triều Tiên trong hôm nay (7/9).
Cuộc đàm phán giữa các quan chức Hội Chữ thập đỏ hai miền được tổ chức tại làng đình chiến Panmunjom, theo đúng lịch trình được cả hai nước đề xuất sau khi cùng nhất trí một thỏa thuận nhằm hạ nhiệt tình trạng căng thẳng, đẩy bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh hồi đầu tháng này.
Người Hàn Quốc chia tay người thân sống ở Triều Tiên trong cuộc đoàn tụ gia đình ngày 25/2/2014. Ảnh: AP
Chương trình đoàn tụ gia đình ly tán đã không được tổ chức kể từ đầu năm ngoái. Hầu hết những người dân tham gia chương trình đều đang từ 70 tuổi trở lên và nhiều người trong số họ bày tỏ tuyệt vọng gặp lại người thân của mình trước khi từ giã cõi đời.
Theo tờ báo Yonhap, nhiều người Hàn Quốc thậm chí còn không biết liệu người thân ở bên kia biên giới còn sống hay không, vì chính phủ Triều Tiên ban hành lệnh cấm mọi hoạt động trao đổi thư tay, gọi điện thoại hoặc gửi email.
Ngoài ra, một số nhà phân tích nước ngoài vẫn còn hoài nghi về mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên, liên quan đến việc Triều Tiên tuyên bố sẽ cho bắn hỏa tiễn tầm xa nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập đảng Lao động của nước này vào tháng tới. Trong quá khứ, động thái tương tự đã khiến quan hệ giữa Triều Tiên với Hàn Quốc và những quốc gia láng giềng trở nên căng thẳng.
Trước đó, khoảng 22.500 người dân sống trên bán đảo Triều Tiên tham gia vào các cuộc đoàn tụ gia đình ngắn ngủi, với 18.800 người có cơ hội gặp trực tiếp người thân và những người còn lại có dịp liên lạc với gia đình của mình qua video.
Tuy nhiên, theo Hội Chữ thập đỏ Hàn Quốc, những người này sẽ không có cơ hội thứ hai để gặp lại người thân.
Giới chức Hàn Quốc từ lâu đã kêu gọi tổ chức các cuộc đoàn tụ gia đình thường xuyên hơn và mở rộng số lượng người tham gia. Thế nhưng, Triều Tiên xem chương trình này là điều đáng lo ngại, vì hoạt động như vậy có thể làm người dân ảnh hưởng từ đất nước Hàn Quốc giàu có hơn và đe dọa sự quản lý, cũng như quyền lực của đảng cầm quyền Triều Tiên.
Hiện nay, hai miền Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chia rẽ, dọc theo một trong những đường biên giới căng thẳng nhất thế giới kể từ chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), kết thúc bằng một hiệp định đình chiến, chứ không phải một hiệp ước hòa bình.
Lê Thảo (lược dịch từ AP & Dailymail)
- Iran từ chối đàm phán với Mỹ và EU (01/03)
- Tỉ phú Bill Gates: Mỹ sẽ trở lại cuộc sống bình thường vào mùa thu năm nay (01/03)
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia (01/03)
- Thủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19 (01/03)
- Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu phát biểu chính thức kể từ khi mãn nhiệm (01/03)
- Mỹ phê duyệt vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson (01/03)
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn (28/02)
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME (28/02)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar