ClockThứ Sáu, 09/10/2015 07:06

Ham ruộng

TTH - “Ai bảo thuê đất trồng lúa khó làm giàu? Quê tôi có khoảng 20 hộ thuê đất trồng lúa, có đến hơn một nửa khá giả. Nhiều hộ có cơ hội vươn lên làm giàu nữa đấy!”, Trưởng thôn Vĩnh Lưu, xã Phú Lương (Phú Vang)-Trần Ngọc Lâm khoe.

Chị Kim Chi vui vì lúa được mùa

Ham ruộng

Về thôn Vĩnh Lưu, nói đến các hộ Lê Thị Phương, Nguyễn Thị Kim Chi hay Nguyễn Hữu Tài… ai cũng trầm trồ khen ngợi. Các hộ này nổi tiếng chẳng phải có cái gì “ghê gớm” mà chỉ đơn giản vì quá “ham ruộng”. Sinh sống trên vùng đất thuần nông, đời sống của người dân Phú Lương và các hộ gia đình này nói riêng chủ yếu dựa vào trồng lúa. “Nhưng bao đời nay có mấy ai trồng lúa mà khá giả đâu?”. Nghĩ vậy, nên lớp trẻ và cả những người trung niên đã bỏ ruộng vườn vào Nam làm nghề may, cơ khí, thợ hồ… để mưu sinh. Còn chị Lê Thị Phương lại nghĩ khác: “Cha ông mình bao đời nay đều trồng lúa. Vùng thuần nông mà không làm ruộng thì làm nghề gì. Nghề nào cũng là nghề. Điều quan trọng phải biết cách làm ăn để thoát nghèo, vươn lên khá giả trên vùng đất quê hương”.

Chị Phương, chị Chi, anh Tài… không ngần ngại thuê lại ruộng của người khác để làm, dù tiền thuê mỗi ha 15 triệu đồng, có khi lên đến gần 20 triệu đồng. Chuyện thuê thêm đất trồng lúa của các hộ này diễn ra cả chục năm nay. Hộ chị Lê Thị Phương được chính quyền địa phương cấp 1 ha đất trồng lúa. Làm ngần ấy diện tích cũng khiến nhiều người dân phải tặc lưỡi. Vậy mà vợ chồng chị còn thuê thêm 1,5 ha ruộng nữa để làm và chủ yếu bỏ công ra làm, chỉ thuê máy thu hoạch, vận chuyển sản phẩm về nhà. “Nếu cái gì cũng thuê thì không thể có lãi, thậm chí thua lỗ”, chị Phương nói. “Có vụ nào lỗ chưa?”, tôi hỏi. Chị Phương cười: “Làm mà lỗ thì chẳng ai dám thuê ruộng”. Minh chứng cho việc trồng lúa có lãi của gia đình chị Phương - là việc xây được ngôi nhà kiên cố trị giá 500 triệu đồng, có điều kiện nuôi bốn con ăn học.

Có hộ sắm cả máy gặt đập liên hợp để sản xuất và gặt thuê

Trồng đến 2,5 ha lúa, nhưng chị Phương vẫn bảo là ít so với nhiều hộ thuê đất trồng lúa tại địa phương. Từ lời giới thiệu của chị Phương, chúng tôi tìm đến hộ chị Nguyễn Thị Kim Chi ở cùng thôn. Điều chúng tôi thật sự ngạc nhiên là hai vợ chồng chị Chi tuy còn khá trẻ, được Nhà nước cấp hơn mẫu ruộng, nhưng vẫn thuê thêm đến 3 ha nữa để trồng lúa. Vợ chồng chị Chi đầu tư 50 triệu đồng, mua sắm chiếc máy cày, một máy thổi lúa để phục vụ nhu cầu sản xuất của gia đình. Chị Chi nhẩm tính: “Trồng một ha lúa/năm chi phí từ “A đến Z” khoảng 40 triệu đồng, cộng thêm tiền thuê đất khoảng 15 triệu đồng nữa, tổng chi khoảng 55 triệu đồng. Trong khi năng suất bình quân mỗi ha khoảng 65 tạ, giá lúa chỉ cần 5.500 đồng đến 6.000 đồng/kg, thì mỗi ha có thể cho thu nhập bình quân khoảng 75 triệu đồng/năm”.

Nắm bắt thời cơ

Người dân thôn Vĩnh Lưu ngoài trồng lúa và nấm, hầu như không có thêm một nghề nào khác. Họ chuyên trồng lúa, thậm chí trồng càng nhiều càng tốt nhằm tận dụng nguồn rơm để trồng nấm. Nếu mua, hoặc xin rơm ở nơi khác về trồng thì chi phí thuê xe vận chuyển cao nên lãi ít… Chính từ nghề trồng lúa và nấm mà người dân Vĩnh Lưu đều xây được nhà kiên cố, khang trang, có điều kiện nuôi con ăn học.

 

ông Trn Ngc Lâm-Trưởng thôn Vĩnh Lưu tự hào.

Chị Chi bảo rằng: “Phải biết nắm bắt cơ hội; hiểu giá cả thị trường, đầu ra sản phẩm, có kế hoạch sản xuất phù hợp, mới dám thuê thêm ruộng để làm”. Để đủ đất trồng lúa, những hộ này thường xuyên theo dõi, tìm hiểu tại địa phương, cũng như các địa phương khác; nơi nào bỏ ruộng hoang thì tìm đến thuê, thậm chí còn đấu thêm ruộng của xã.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, họ đã đi tiên phong trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, các giống lúa mới, chất lượng cao. Chỉ cần có mô hình giống lúa mới thí điểm thành công thì họ mạnh dạn áp dụng ngay. Cách đây 2 năm, giống lúa TRT sản xuất thí điểm mang lại hiệu quả, các hộ chị Phương, chị Chi, anh Tài… liền đưa vào sản xuất, không chỉ đạt năng suất 65 tạ/ha, mà còn tạo ra sản phẩm chất lượng cao, có giá 8.000 đồng/kg. Mới đây, giống lúa Thiên ưu 8 được Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương sản xuất thành công tại xã Phú Lương, các hộ này cũng “nhanh tay” mua giống về gieo trồng. Trong các vụ lúa vừa qua, hộ chị Lê Thị Phương đưa giống Thiên ưu 8 vào sản xuất gần 1 ha, hộ anh Nguyễn Văn Tý hơn 2 ha… tạo sản phẩm chất lượng, có giá trị cao. Sản phẩm sau khi thu hoạch được đơn vị cung ứng giống bao tiêu với giá 7.500 đồng/kg, cao hơn Khang dân 2.000-2.500 đồng.

Kinh nghim ca anh Nguyn Văn Tý: “V lúa đông xuân phi thu hoch nhanh gn, kết hp khn trương làm đt, gieo s lúa hè thu đúng vi hướng dn, thi gian quy đnh, thm chí sm hơn 5-7 ngày. Chăm sóc, bón phân phi đúng vi thi đim, chu kỳ sinh trưởng thì lúa mi phát triển tốt, thu hoạch kịp thời, tránh được mưa lũ”. Chị Kim Chi cho rằng: “Phòng trừ sâu bệnh cũng là yếu tố rất quan trọng quyết định thành công trong sản xuất lúa. Trước khi lúa trổ từ 10 đến 15 ngày phải phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh, mỗi ngày một lần. Thời điểm phun có thể buổi sáng, hoặc chiều, tránh trời đang nắng. Sau khi lúa trổ một vài ngày thì phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn. Bệnh này thường phát tán nhanh trong thời kỳ lúa vào chắc nên tăng cường phun thuốc phòng trừ. Bón phân, giữ nước cho lúa cần đảm bảo liều lượng quy định…”.

HảI Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Return to top