ClockChủ Nhật, 02/06/2019 20:51

Hàng không châu Á đối mặt sự thiếu hụt phi công nghiêm trọng

TTH - Trong bối cảnh ngành du lịch hàng không tiếp tục tăng trưởng mạnh và nhiều hãng hàng không giá rẻ được đưa vào hoạt động, nhất là ở châu Á, các hãng hàng không đang chạy đua để đào tạo thêm nhiều phi công mới song song với việc cạnh tranh để giữ chân những người giàu kinh nghiệm, khi tình trạng thiếu hụt phi công ngày càng tồi tệ hơn.

Cơ quan hàng không LHQ cảnh báo thiếu hụt phi côngChâu Á: Thiếu hụt phi công ảnh hưởng đến phát triển du lịch

 Các hãng hàng không đang thiếu phi công nghiêm trọng, nhất là ở châu Á. Ảnh: Bloomberg

Việc thiếu phi công đã khiến các hãng hàng không đẩy mạnh việc đào tạo và tuyển dụng phi công càng nhanh càng tốt để đáp ứng sự gia tăng lượng hành khách, nghĩa là các phi công có thể có kỹ năng kém hơn và làm dấy lên mối lo ngại về việc các tiêu chuẩn an toàn bị suy giảm.

Boeing ước tính sẽ cần tới 790.000 phi công mới trong 20 năm tính tới năm 2037, trong đó cần khoảng 260.000 phi công để đáp ứng nhu cầu đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là Trung Quốc.

Ông Abdulla Al Hammadi, Phó Chủ tịch Học viện đào tạo bay Emirates ở Dubai, cho biết các học viện hàng không phải đào tạo ra ít nhất 80 sinh viên tốt nghiệp mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu toàn cầu.

Trước thực trạng này, các hãng hàng không đang rất nỗ lực trong việc tăng lương và tăng lợi ích để thu hút hoặc giữ chân các phi công có kinh nghiệm. Một số hãng hàng không ở Trung Quốc lại áp dụng giải pháp giúp phi công bay dễ dàng hơn như giảm các yêu cầu về chiều cao hay nới lỏng các tiêu chuẩn khác, bao gồm các yêu cầu về thị lực. ANA Holdings và Japan Airlines cũng đang chuyển sang thuê thêm phi công để đáp ứng sự gia tăng của khách du lịch đến nước này. Thậm chí, hãng hàng không khu vực ANA Wings và hãng giá rẻ Peach Aviation đã bắt đầu tuyển dụng thực tập sinh phi công.

Một nhà phân tích cấp cao về quản lý hàng không Nhật Bản nhận định, "nhu cầu đang tăng nhanh, điều này có thể khiến các hãng hàng không thuê những người mà họ thường sẽ từ chối”, kéo theo những lo ngại về sự an toàn.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Nikkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 24 triệu người đối mặt với nạn đói và thiếu nước ở miền Nam châu Phi

Tổ chức chống đói nghèo Oxfam mới đây cảnh báo rằng, hơn 24 triệu người ở miền Nam châu Phi phải đối mặt với nạn đói, suy dinh dưỡng và khan hiếm nước do hạn hán và lũ lụt, trong khi các chuyên gia cho rằng, tình hình có nguy cơ leo thang thành “tình trạng nhân đạo không thể tưởng tượng được”.

Hơn 24 triệu người đối mặt với nạn đói và thiếu nước ở miền Nam châu Phi
Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số đối mặt nhiều thách thức

Chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh những năm qua dù không ngừng được đẩy mạnh, nhưng vẫn đang đối mặt rất nhiều thách thức. Mối lo khi nhiều làng nghề truyền thống, những nét đẹp trong đời sống văn hóa cũng như sự tiếp nối trong thế hệ kế cận đang bị đứt đoạn và đặt ra bài toán cần có chính sách mạnh mẽ hơn nữa để bảo tồn.

Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số đối mặt nhiều thách thức
Các nền kinh tế ASEAN đối mặt với nhiều mối lo ngại kết hợp

Sự kết hợp mạnh mẽ của các yếu tố bao gồm đồng USD mạnh lên, nền kinh tế Trung Quốc yếu hơn kỳ vọng và giá dầu tăng cao, đang tạo ra một “hỗn hợp” các mối nguy hiểm có nguy cơ phá vỡ sự ổn định của các nền kinh tế Đông Nam Á, Công ty Tư vấn tài chính và quản lý tài sản Devere Group nhận định.

Các nền kinh tế ASEAN đối mặt với nhiều mối lo ngại kết hợp
Các nền kinh tế mới nổi đối mặt với việc cắt giảm ngân sách 220 tỷ USD

Một báo cáo được liên minh các tổ chức phi chính phủ Oxfam International công bố ngày 9/10 cho hay, một số quốc gia nghèo nhất thế giới phải đối mặt với việc cắt giảm ngân sách lên tới 220 tỷ USD trong 5 năm tới, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ đẩy hàng chục quốc gia đến bờ vực vỡ nợ.

Các nền kinh tế mới nổi đối mặt với việc cắt giảm ngân sách 220 tỷ USD
Cầu cổ bắc qua sông Ngự Hà đối mặt áp lực giao thông

Trải qua thời gian cùng muôn vàn biến cố lịch sử cũng như ảnh hưởng của thiên tai, những cây cầu di sản bắc qua sông Ngự Hà bên trong Kinh thành Huế ngày nay vẫn tiếp tục đảm nhận sứ mệnh chính đó là kết nối giao thông, nhưng đối mặt với sự xuống cấp, hư hỏng.

Cầu cổ bắc qua sông Ngự Hà đối mặt áp lực giao thông

TIN MỚI

Return to top