Hàng loạt quốc gia điều tra Volkswagen vì bê bối lịch sử
TTH.VN - Ngày 30-9, lãnh đạo tập đoàn xe hơi Đức Volkswagen khẳng định các quan chức và nhân viên của hãng nhúng tay vào vụ che giấu ô nhiễm đã “phạm luật hình sự” và phải trả giá.
![]() |
Volkswagen sẽ triệu hồi 11 chiếc xe trên toàn thế giới để sửa chữa - Ảnh: Reuters |
Theo AFP, ông Olaf Lies, thành viên Hội đồng quản trị Volkswagen và là quan chức kinh tế bang Hạ Saxony, tuyên bố: “Những kẻ để cho vụ lừa đảo này xảy ra, hoặc quyết định cài phần mềm che giấu mức độ ô nhiễm đã vi phạm luật hình sự. Họ phải nhận trách nhiệm cá nhân”.
Ông Lies mô tả uy tín của Volkswagen và cả nước Đức đã tổn hại nghiêm trọng và hàng triệu người tiêu dùng đã mất niềm tin vào thương hiệu của hãng xe hàng đầu nước Đức.
“Chắc chắn sẽ có vô số người kiện Volkswagen đòi bồi thường. Chúng tôi phải triệu hồi rất nhiều xe và việc đó phải được thực hiện rất nhanh chóng” - ông Lies nhấn mạnh.
Mới đây Volkswagen cho biết sẽ triệu hồi và sửa hàng triệu chiếc xe của hãng đã cài phần mềm che giấu mức độ gây ô nhiễm.
Hiện chính quyền Đức đang mở cuộc điều tra hình sự đối với cựu Tổng giám đốc Volkswagen Martin Winterkorn, người buộc phải từ chức sau khi vụ xìcăngđan bị đưa ra ánh sáng.
Chính quyền nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang điều tra Volkswagen. Nhà chức trách Đức cho Volkswagen đến ngày 7-10 tới để xử lý vụ bê bối đã khiến công ty này mất 29 tỷ euro (33 tỷ USD) giá trị thị trường chỉ trong 10 ngày qua.
Ở Mỹ, các nghị sĩ quốc hội yêu cầu Volkswagen phải cung cấp tài liệu liên quan đến vụ lừa đảo. Ước tính 11 triệu xe chạy dầu diesel của Volkswagen được cài phần mềm thông minh, có chức năng tắt hệ thống chống ô nhiễm khi xe di chuyển trên đường, giúp xe tha hồ xả khí thải độc hại.
Hệ thống này chỉ được kích hoạt khi xe Volkswagen tham gia các đợt kiểm tra ô nhiễm.
Theo Tuổi Trẻ
- Chủ tịch Cuba Canel được bầu giữ chức Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng (20/04)
- Năng lực tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi ở ASEAN đến năm 2025 (20/04)
- Anh triển khai nhóm chuyên gia chuẩn bị cho những đại dịch tương lai (20/04)
- ASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU (20/04)
- WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới (20/04)
- Việt Nam có thể chiếm 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025 (19/04)
- Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021 (19/04)
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017 (19/04)
-
Năng lực tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi ở ASEAN đến năm 2025
- Anh triển khai nhóm chuyên gia chuẩn bị cho những đại dịch tương lai
- WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới
- ASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU
- Philippines ban hành cảnh báo đối với siêu bão Surigae
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017
-
Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ
- Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn