ClockThứ Sáu, 14/12/2018 06:31
Châu Á-Thái Bình Dương:

Hàng triệu việc làm đối mặt với nguy cơ do căng thẳng thương mại

TTH.VN - Tờ Devdiscourse ngày 13/12 trích dẫn một báo cáo mới của Liên Hiệp quốc (LHQ) cho hay, hàng triệu việc làm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương phải đối mặt với rủi ro do căng thẳng thương mại.

IMF, WB kêu gọi các nước ứng phó với rủi ro từ căng thẳng thương mạiTăng trưởng toàn cầu tổn hại đáng kể bởi căng thẳng thương mại leo thangADB: Căng thẳng thương mại đặt ra nguy cơ cho tăng trưởng ở châu Á

Hàng chục triệu việc làm có thể bị thay thế do căng thẳng thương mại. Ảnh: The Daily Star

Báo cáo Thương mại và Đầu tư khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2018 do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á-Thái Bình Dương LHQ (ESCAP) công bố cho thấy, căng thẳng thương mại leo thang và sự sụt giảm trong niềm tin của người tiêu dùng vào năm tới có thể cắt giảm gần 400 tỷ USD từ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, khiến GDP khu vực giảm 117 tỷ USD.

"Khi sự thay đổi sản xuất diễn ra và các nguồn lực được tái phân bổ giữa các ngành và biên giới do căng thẳng thương mại, việc làm của hàng chục triệu người lao động có thể bị thay thế và họ buộc phải tìm kiếm việc làm mới", bà Mia Mikic, người đứng đầu Bộ phận Thương mại, Đầu tư và Đổi mới tại ESCAP nhận định.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng lưu ý, căng thẳng thương mại đang có tác động lớn, dẫn đến sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng hiện tại và đầu tư giảm sút. Tăng trưởng thương mại chậm lại sau nửa đầu năm 2018 và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực cũng được dự báo ​​sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong năm tới, sau khi giảm 4% trong năm nay.

Bà Mia Mikic nói thêm, trong một kịch bản như vậy, đầu tư khu vực sẽ là chìa khóa để tạo ra các cơ hội kinh tế mới, "những chính sách bổ sung" như lao động, giáo dục và đào tạo lại, cũng như các biện pháp bảo vệ xã hội phải được chú trọng trong chương trình nghị sự chính sách.

Điều này cũng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), theo bà Mia Mikic.

Ngoài ra, ESCAP cũng kêu gọi các quốc gia tận dụng tối đa tất cả các sáng kiến ​​hiện có, nhằm tăng cường hợp tác khu vực, bao gồm một hiệp ước mới của LHQ về số hóa các thủ tục thương mại và cho phép thương mại không giấy tờ xuyên biên giới trong khu vực.

Báo cáo cũng nhận thấy, việc thực hiện các thoả thuận thương mại khu vực có quy mô khổng lồ như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 6 đối tác là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc có thể bù đắp phần lớn thiệt hại kinh tế do căng thẳng thương mại gây ra.

Đáng chú ý, báo cáo năm 2018 của ESCAP ước tính, việc thực hiện những hiệp định như vậy có thể thúc đẩy xuất khẩu lên từ 1,3-2,9% và tạo ra thêm 3,5-12,5 triệu việc làm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Lê Thảo (Lược dịch từ Devdiscourse & UN News)

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu năm, không lo thất nghiệp

Hơn 9.000 vị trí việc làm trong và ngoài nước cần tuyển dụng vào đầu năm 2024 là con số không hề nhỏ để đáp ứng cho những lao động đang cần tìm việc, chuyển đổi môi trường làm việc mới.

Đầu năm, không lo thất nghiệp
Một công đôi việc

Thời tiết đang chuyển mùa với nóng, lạnh, nồm ẩm đan xen nên nguy cơ mắc bệnh và lây lan dịch bệnh trên vật nuôi là rất cao. Theo thông tin mới nhất, dịch cúm gia cầm H5N1 đang xuất hiện tại một số tỉnh thành phía Bắc và phía Nam; cùng với một số dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi vẫn đang tiềm ẩn.

Một công đôi việc

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top