Hàng Việt Nam chất lượng cao hấp dẫn khách hàng tại Nga
TTH.VN - Tại Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao Moscow 2015, có những mặt hàng tưởng chỉ có người Việt Nam quen dùng thì nay người Nga cũng mua rất nhiều.
Sau 1 tuần khai mạc Hội chợ - bán hàng “Hàng Việt Nam chất lượng cao Moscow 2015” tại Trung tâm Văn hóa – Thương mại Hà Nội – Moscow của Tổ hợp Đa chức năng Incentra, nhiều sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam đã nhanh chóng “cháy hàng”. Có những mặt hàng tưởng chỉ có người Việt Nam quen dùng thì nay người Nga cũng mua rất nhiều.
Những chai tương ớt, nước mắm, nước sốt … nhãn hiệu “Trung Thành” bày bán tại hội chợ này chỉ sau 2-3 ngày đã được mua hết. Bà Vũ Thúy Nga, đại diện của Trung Thành tại Hội chợ, cho biết: “Tôi ngỡ ngàng trước nhu cầu của người Nga đối với các sản phẩm của Công ty Trung Thành, đặc biệt là nước mắm, mazi và ớt sốt chua ngọt… thậm chí cả mắm tôm. Chúng tôi muốn sang đây để mở rộng thị trường và muốn tìm đối tác để giao hàng tại thị trường này”.
![]() |
Một gian hàng Việt tại Hội chợ |
Giữa hàng trăm chủng loại hàng hóa mà lâu nay các nhà sản xuất vẫn chú trọng tại thị trường Nga như may mặc, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, thủy, hải sản… thì nay, rất nhiều món ăn thuần Việt, tưởng chỉ phục vụ cộng đồng Việt Nam là chính… lại được cả người Nga ưa chuộng.
Vợ chồng chị Darina, sống ở Moscow, đã từng đến Việt Nam, nếm những món ăn Việt Nam và rất thích. Ngay khi nghe tin có hàng Việt Nam được bán tại Hội chợ ở Moscow, anh chị lập tức tới mua những món hàng thuần Việt. Chị đã mua chè, cafe và bánh phở. “Lần đầu tiên tôi biết đến Trung tâm Thương mại với hàng hóa Việt Nam ở đây. Lần này, tôi chủ yếu xem các mặt hàng thực phẩm Việt Nam vì tôi rất thích món ăn Việt Nam. Có lẽ lần sau tôi sẽ còn tới để xem các mặt hàng khác như quần, áo, giày dép và nhiều đồ dùng khác. Tôi hy vọng là sẽ thường xuyên có những mặt hàng Việt Nam như thế này ở Moscow”.
Bà Tamara Victorovna, sống ở ngoại ô Moscow, khi biết có Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, bà đã đến ngay mà vẫn không kịp mua một số mặt hàng nội thất vì đã có người đặt mua trước đó. Bà đánh giá đồ gỗ của Việt Nam rất tốt. Bà đã đi xem các gian hàng và rất thích nhiều loại hàng hóa của Việt Nam. Bà đã mua một số thực phẩm và cafe....
Nhiều công ty, tập đoàn sản xuất lớn đã có tiếng ở Việt Nam và thị trường nhiều nước khác nay mới hướng sự chú ý tới Nga và qua Hội chợ họ có được những thông tin khá bổ ích về nhu cầu của người tiêu dùng Nga. Ông Trần Minh Nhật, Giám đốc Maketing của Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Âu Vững, ở Đồng bằng Sông Cửu Long, cho biết: “Tại Hội chợ, chúng tôi tiếp đón rất nhiều khách hàng và họ bày tỏ mong muốn hợp tác làm ăn bằng hình thức mua các sản phẩm của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp cận để bán với số lượng lớn hơn, phục vụ nhu cầu của người dân Nga cũng như cộng đồng Việt Nam tại đây”.
Đoàn đại biểu tỉnh Kursk trong gian hàng thủy sản của Công ty Âu Vững |
Còn bà Lê Thị Hà Chi, Giám đốc thương hiệu Novelti của Công ty may Nhà Bè tham gia Hội chợ, cho biết: “Hiện nay, thị trường Nga là một trong những thị trường lớn, có tiềm năng. Sau hơn 5 ngày qua thì khách hàng đến cũng đông và họ cũng có những nhu cầu tìm kiếm các nhà cung cấp tại Việt Nam. Chúng tôi tiếp xúc với các đối tác tại các gian hàng và sẽ chuẩn bị kỹ hơn các chủng loại sản phẩm theo nhu cầu mà thị trường Nga đang cần”.
Trong những ngày diễn ra Hội chợ cùng những cuộc hội thảo, xúc tiến thương mại ..., nhiều vị quan chức của các tỉnh, thành lân cận của Moscow cũng như những tỉnh xa trong Liên bang Nga đã tới tham dự và có những đánh giá rất tích cực.
Ông Sergei Levtrenko, Tỉnh trưởng tỉnh Irkutskaya, sau khi tham dự một cuộc hội thảo và thăm hầu hết các gian hàng với đa dạng chủng loại hàng hóa trong Hội chợ đánh giá: “ Trung tâm Thương mại Hà Nội –Moscow đi vào hoạt động chưa lâu mà tổ chức được một Hội chợ với sự tham gia của hàng trăm công ty thế này . Theo tôi, nếu còn có Trung tâm ở nhiều tỉnh, thành phố khác nữa thì sẽ rất tốt, đặc biệt là ở những vùng thuộc phần châu Á, những vùng mà về địa lý là rất gần với Việt Nam”.
Ông Phạm Quang Niệm, Tham tán Thương mại Việt Nam tại LB Nga đánh giá: “Việc tổ chức triển lãm tại đây là một sáng kiến rất tốt, phù hợp để các doanh nghiệp Việt Nam và Nga gần nhau hơn và để thực hiện tốt hơn Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan. Các doanh nghiệp Việt Nam rất phấn khởi vì được tiếp cận doanh nghiệp Nga một cách trực tiếp và hàng Việt Nam đến với người Nga một cách thực sự. Đa số người Nga hướng tới các mặt hàng Việt Nam như: nông sản tiêu dùng hằng ngày; hàng tiêu dùng trong gia đình, đồ gỗ...”./.
Điệp Anh - Thành Phương/VOV - Moscow
- Ngăn chặn thổi giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn (11/04)
- Đề xuất thêm đối tượng được hưởng gia hạn thuế vì dịch COVID-19 (11/04)
- Nghiên cứu giống sắn kháng bệnh khảm lá (10/04)
- Chia sẻ kinh nghiệm triển khai và vận hành dịch vụ đô thị thông minh (10/04)
- Hệ thống cảng biển của Việt Nam có thêm 8 bến cảng mới (10/04)
- Xuất khẩu dệt may tăng nhẹ trong quý 1/2021 (10/04)
- Đã kinh doanh, phải chấp nhận rủi ro (09/04)
- Khu Bảo tồn Sao La: Ghi nhận nhiều loài quý hiếm (09/04)
-
Đề xuất thêm đối tượng được hưởng gia hạn thuế vì dịch COVID-19
- Phấn đấu trồng mới 7 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025
- Di dời, hạ giải nhà máy xi măng Long Thọ
- Giảm nghèo bền vững: Trao cần câu hơn trao con cá - Bài 1: Câu chuyện từ nhận thức
- Dự án sen Huế của Trường đại học Nông Lâm được Bộ Ngoại giao Bulgaria tài trợ
- Ảnh hưởng do dịch Covid-19, doanh nghiệp mong sự hỗ trợ trực tiếp
- Chuyển đổi số câu chuyện của VNPT
- Ồ ạt chở cát ra khỏi dự án
- Huy động hơn 39.200 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong quý I
- Kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm không khí do bụi
-
Tiếp tục tháo gỡ, xử lý các vướng mắc tại mỏ đá Đồng Lâm - bài 2: Giải pháp hài hòa quyền lợi, phát triển bền vững
- “Bà đỡ” cho kinh tế tập thể
- Chuyển đổi số câu chuyện của VNPT
- Trà sữa dâu rừng – mang nắng xuân hè chào mùa mới
- Tiếp tục tháo gỡ, xử lý các vướng mắc tại mỏ đá Đồng Lâm - Bài : Đảm bảo quyền lợi người dân
- Không để thủ tục hành chính làm chậm tiến độ
- Không còn là giấc mơ
- Dự án sen Huế của Trường đại học Nông Lâm được Bộ Ngoại giao Bulgaria tài trợ
- Khu Bảo tồn Sao La: Ghi nhận nhiều loài quý hiếm
- Đã kinh doanh, phải chấp nhận rủi ro