ClockThứ Sáu, 09/11/2018 08:27

Hành trình chống sa mạc hóa

TTH - Việt Nam không có các vùng sa mạc tập trung lớn, nhưng đất bị hoang mạc hóa hoặc bị thoái hóa lại phân bố rải rác trên khắp cả nước. Trong đó, sa mạc cục bộ là các dải cát hẹp trải dài dọc bờ biển miền Trung, tập trung chủ yếu ở 10 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419 nghìn ha và đồng bằng sông Cửu Long khoảng 43 nghìn ha.

Nguy cơ “sa mạc hóa” vùng cát nội đồngKhoảng 1/4 trái đất đang bị sa mạc hóa vĩnh viễn

Việc trở thành thành viên thứ 134 Công ước chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc (UNCCD) vào năm 1998 cho thấy Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc hội nhập cùng cộng đồng quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường toàn cầu nói chung và chống hoang mạc hóa nói riêng. Từ đó đến nay, các hoạt động bảo vệ môi trường và chống sa mạc hóa được tăng cường. Tất cả các hoạt động chống thoái hóa đất và hạn chế ảnh hưởng của hạn hán như chống xói mòn đất, ngăn mặn, khử nhiễm phèn, bảo vệ và phát triển rừng, chống cát di động, quản lý nguồn nước... đều được các cấp, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực và thành tựu đạt được, quá trình chuyển đổi kinh tế đang kéo theo nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến bảo vệ môi trường, chống sa mạc hóa. Riêng về tỷ lệ độ che phủ rừng, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, năm 1998 đạt 32%, năm 2010 tăng lên 43%. Thế nhưng thống kê mới nhất của Bộ này, hiện nay, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 41,45%. Có thể, độ che phủ rừng giảm do nhiều nguyên nhân: phục vụ xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, bố trí tái định cư, mở rộng đô thị... Chính việc mất rừng đang kéo theo sự giảm sút các hệ sinh thái, làm suy thoái vùng đầu nguồn. Cùng với đó là ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng do lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp, chất thải công nghiệp, làng nghề và sinh hoạt chưa được xử lý đảm bảo. Tình trạng khai thác cát với trữ lượng lớn ở vùng cát nội đồng các vùng ven biển miền Trung; khai thác nước ngầm quá mức; phát triển nuôi trồng thủy sản không có sự kiểm soát chặt ở một số địa phương gây mất rừng phòng hộ ven biển, xả nước thải chưa qua xử lý... làm suy thoái hóa môi trường đất, nguồn nước ven biển.

Nằm trên dải đất miền Trung, Thừa Thiên Huế cũng là nơi chịu ảnh hưởng của quá trình hoang mạc hóa, thoái hóa đất, cát di động, hạn hán, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn... Trên địa bàn tỉnh có khoảng 15.750ha đất bị hoang hóa và xói mòn mạnh, tập trung chủ yếu ở vùng cát và vùng gò đồi.  

Trong những năm qua, để chống sa mạc hóa, nhiều chương trình, dự án về trồng rừng, phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng... đã được triển khai rộng rãi. Những kết quả trong thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã góp phần nâng độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh từ 43% năm 1999 lên 48,1% năm 2005 và đến nay đạt gần 67%. Ngoài ra, nhiều mô hình nông lâm kết hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... đã đem lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống người dân ở những vùng đất bị hoang hóa hoặc có nguy cơ hoang hóa, đồng thời cải tạo môi trường sinh thái, phủ xanh những vùng đất cằn cỗi.

Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất các cấp trên địa bàn tỉnh cũng được thực hiện trên nguyên tắc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, chú trọng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Song trước quá trình sa mạc hóa đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi do tác động của con người, của biến đổi khí hậu, tỉnh tiếp tục xây dựng và triển khai những giải pháp ngăn chặn hiệu quả bằng cách ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và giải pháp kỹ thuật canh tác hợp lý cho từng lập địa khác nhau; chính sách về vốn; đầu tư cơ sở hạ tầng; phát triển kinh tế theo xu hướng xanh hóa...

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trang bị kỹ năng và nâng cao ý thức phòng, chống đuối nước

Thời tiết bắt đầu bước vào những ngày nắng nóng. Đây là thời điểm mà các điểm bơi lội mở cửa trở lại, nhu cầu tắm sông, suối của người dân, nhất là các em nhỏ tăng cao. Vì vậy, cẩn trọng đuối nước luôn phải được đặt lên hàng đầu.

Trang bị kỹ năng và nâng cao ý thức phòng, chống đuối nước
Đô thị Huế hiện đại & hành trình phát triển - Kỳ 1: Thành phố bên bờ sông Hương

Đảng bộ và Nhân dân Thừa Thiên Huế đang nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 10/12/2019 về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Bài viết dưới đây giới thiệu về sự ra đời và hành trình phát triển của Huế với tư cách một đô thị hiện đại.

Đô thị Huế hiện đại  hành trình phát triển - Kỳ 1 Thành phố bên bờ sông Hương
Return to top