ClockThứ Năm, 04/12/2014 11:14

Hành trình “lớn lên” của một ngôi trường

TTH - Trường THCS An Hòa được thành lập tháng 9-1994. Năm 1996, trường vinh dự được mang tên danh nhân văn hóa Nguyễn Cư Trinh (1716-1767), là danh tướng và là một danh sĩ thời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát và Định vương Nguyễn Phúc Thuần. Ngoài tài văn võ, ông còn nổi tiếng là người liêm chính, giỏi việc chính trị, doanh điền, ngoại giao, một người con ưu tú của quê hương An Hòa.

Ngày mới thành lập, toàn trường có 15 lớp học nhưng phải phân tán tại 3 địa điểm cách nhau cả cây số. Cơ sở chính của trường chỉ có 3 phòng học được cải tạo từ trụ sở UBND xã.

Sân trường Nguyễn Cư Trinh nhìn từ gác thượng.
Có mặt trong những ngày đầu trường mới thành lập, không sao quên được những khó khăn, vất vả thiếu thốn của buổi ban đầu của thầy trò trong trường. Chính những khó khăn gian khổ ấy thắp nên ngọn lửa yêu thương, gắn kết, sẻ chia dể tạo nên một quyết tâm mạnh mẽ xây dựng sự nghiệp giáo dục ở một xã nghèo trên địa bàn thành phố.
Những con người ấy là thầy Thế Hùng, cô Thu Ba, cô Sâm, thầy Hữu Chỉnh, cô Thanh Bình, cô Lợi, cô Hoa, cô Quế Tâm, cô Thúy Hằng, cô Anh Đức, cô Túc, cô Linh Tri, cô Ái Hương, cô Quỳnh Liên, cô Thanh Thủy... những người đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp trồng người cũng như nhiều thầy cô giáo khác mà không thể nêu hết tên.
Đón chúng tôi là ngôi trường sừng sững cao tầng với những phòng học tiện nghi và khuôn viên trường rộng gấp 6 lần thuở ban đầu.
Để có được như hôm nay, của Trường PTCS Nguyễn Cư Trinh là cả một quá trình 20 năm phấn đấu. Từ 1000m2 đất xây dựng trường ban đầu chật hẹp, đến 6000m  hiện nay ở nơi “ đất chật, người đông” quả không dễ, nếu như không có sự quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền và tham mưu của ban giám hiệu nhà trường. Cùng đồng hành với sự “lớn lên” của khuôn viên trường là sự nỗ lực, nhiệt tình, là sự hy sinh của nhiều thế hệ thầy cô, học sinh, phụ huynh đóng góp trí tuệ, sức lực, tiền bạc, gom góp từng khối đất, từng gốc cây... tạo dựng một môi trường giáo dục thật thân thiện.
Từ 3 phòng học lúc mới thành lập, nay trường có 20 phòng học và 10 phòng chức năng khá kiên cố. Từ chỗ đồ dùng dạy học hầu như chưa có gì, giờ đây trường có 3 phòng thí nghiệm khá đầy đủ thiết bị theo danh mục của bộ; một thư viện trường đạt chuẩn với hơn 5.600 bản/1.990 tên sách và 5 bộ máy tính để học sinh đọc sách báo trên mạng; phòng tin với 30 máy vi tính mới đã được nối mạng interrnet và hệ thống kết nối không dây; Ngoài ra trường mua sắm nhiều thiết bị hiện đại để giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy như máy tính xách tay, máy Projector, máy Overhead (chiếu phim âm bản), máy presenter (máy chiếu vật thể), bảng tương tác 14 phòng có trang bị màn hình lớn kết nối máy tính và nhiều đồ dùng dạy học khác. Với những ngày đầu, đây là điều chỉ có trong mơ.
Đi liền với đầu tư trang thiết bị dạy và học là sự thăng tiến về chất lượng giáo dục khá bền vững. Gần đây, tuy mặt bằng đầu vào thấp nhưng do có kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu có chiều sâu, khá bài bản và khoa học, lãnh đạo nhà trường đã tập hợp và phát huy được sức mạnh tập thể cũng như thế mạnh và sự nhiệt tình của mỗi cá nhân từng giáo viên nên thành tích của trường khá cao và duy trì bền vững. Kết quả thi học sinh giỏi thành phố năm học 2008-2009 và 2009-2010 chỉ là giải khuyến khích, ba năm liền sau đó vươn đứng hàng thứ Ba và năm học vừa qua 2013-2014 vừa qua Trường THCS Nguyễn Cư Trinh đã vươn lên hạng nhì của thành phố. Dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm nào trường cũng có học sinh tham gia và đạt nhiều giải: Năm học 2011-2012: Có 9 em đạt giải các môn văn hoá cấp tỉnh. (1 giải nhất, 1 giải nhì, 7 giải khuyến khích). Đặc biệt, có 3 em đạt giải Quốc gia kỳ thi Tiếng Anh qua mạng Internet (2 huy chương đồng và 1 giải khuyến khích); Năm học 2012-2013: Có 9 em đạt giỏi các môn văn hoá cấp tỉnh. (1 giải nhì, 1 giải ba và 7 giải khuyến khích). Năm học 2013-2014: thi học sinh giỏi cấp tỉnh, trường đã có 7 giải cá nhân: 1 giải nhì, 3 giải ba và 3 giải khuyến khích...
Trường THCS Nguyễn Cư Trinh, mấy năm nay trở nên có tiếng trong ngành giáo dục Huế, về mũi nhọn chất lượng cao.
Bài, ảnh: Hạnh Tâm
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”

Đó là chia sẻ của ông Võ Quang Huệ, cố vấn cấp cao của Tập đoàn Vingroup đến sinh viên, giảng viên Đại học Huế trong buổi tọa đàm “Dặm đường tôi đi: Hành trình từ BMW, Bosch đến Vinfast” do Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế tổ chức sáng 19/4.

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam

Chiều 17/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp Trường tiểu học Phú Tân (phường Thuận An, TP. Huế) tổ chức chương trình Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam.

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam
Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12

Trong hai ngày 16 và 17/4, tất cả học sinh lớp 12 trên toàn tỉnh tham gia làm bài thi khảo sát theo đề chung, được tổ chức như kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây được xem là bước khảo sát kiến thức trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12
Return to top