ClockThứ Ba, 05/03/2013 14:05

Hát Bả Trạo, nét văn hóa đặc trưng vùng quê sông nước

TTH - Quảng Điền là huyện có truyền thống văn hóa lâu đời, đang lưu giữ nhiều truyền thống văn hóa đặc trưng như vật làng Thủ Lễ, đu tiên An Gia, Phước Yên, Cầu ngư ở làng An Lộc xã Quảng An, múa náp ở làng Tân Mỹ xã Quảng Ngạn và hát Bả Trạo ở xã Quảng Phước và Quảng Phú.

Hát Bả Trạo là hình thức hát có kết hợp múa, diễn xướng (bả: nắm chắc, trạo: mái chèo) do ngư dân các tỉnh miền Trung từ lâu đời sáng tác để biểu diễn trong những ngày hội làng, lễ rước cá Ông (cá voi) hay lễ tế những vị thần, người có công khai canh khai khẩn hay truyền nghề sông nước cho làng. Suốt quá trình tồn tại và phát triển, họ đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá phi vật thể chứa đầy “chất biển”, luôn phù hợp với mọi điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, đó là: Các thế ứng xử, lối sống, phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng... mang đậm sắc thái đặc trưng của văn hoá vùng, miền. Sinh hoạt hát Bả Trạo không chỉ là một hình thức giải trí dân gian đơn thuần, mà nó là một sinh hoạt mang tính chất tâm thức, tâm linh tín ngưỡng của người dân vùng sông nước huyện Quảng Điền. Những nội dung ngôn ngữ của hát Bả Trạo mang tinh thần lạc quan, yêu nghề nghiệp, yêu cuộc sống và nguyện vọng của người dân sông nước trước cảnh đẹp của thiên nhiên, sự trù phú của biển cả; mặc dù từng giờ, từng phút luôn phải đối đầu với con sóng ngọn gió, đương đầu với những ác hải… Giá trị nội dung của ngôn ngữ Bả Trạo là một bức tranh tuyệt đẹp, hoàn hảo của người lao động chứa đầy chất lãng mạn, thăng hoa của những người nghệ sĩ “vạn chài” trước cái đẹp, nhưng không kém phần huyền bí, sâu thẳm, mênh mông. Chính những giá trị đặc trưng riêng có của hát Bả Trạo, để phục dựng và phát huy giá trị văn hóa truyền thống này, lần đâu tiên huyện Quảng Điền đã đưa vào hoạt động tại lễ tế Miếu Bà Tơ ở thôn Bác Vọng Đông, xã Quảng Phú.  

Toàn bộ đoàn hát phải là đàn ông và cũng là người dân trong làng. Dẫn đầu đoàn hát là tổng mũi, tiếp đến là tổng khoang và tổng lái. Ba người này dẫn theo đám bạn chèo chia làm 2 bên trái, phải, mỗi bên 8 người. Tổng mũi mặc áo vàng quần xanh, đầu quấn khăn đỏ, tay cầm cặp sênh gỗ để gõ nhịp. Tổng khoang mặc như tổng mũi, tay cầm gàu tát nước. Tổng lái mặc áo dài xanh, tay cầm một mái chèo dài hơn 2 mét. Lúc này, đoàn hát có hình dáng một con thuyền chuẩn bị tiến ra biển. Vào giữa buổi diễn, 3 tổng hát về bà Tơ, người có công cứu chúa Nguyễn vượt qua sóng dữ khi đi trên phá Tam Giang và những người đã khai canh, lấn đất biển để hình thành làng bây giờ.
 
Hát Bả Trạo là một hiện tượng văn hoá dân gian đáp ứng nhu cầu tinh thần- tình cảm không thể thiếu được của nhân dân, được nảy sinh, bén rễ từ sinh hoạt văn hóa vùng quê sông nước. Nhân tố cổ truyền đó không ngừng vận động, biến thiên, bồi đắp theo tiến trình lịch sử văn hoá, trở thành một đối tượng nghệ thuật thể loại “diễn xướng dân gian” đầy tính hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu của con người qua các thời đại. Với những giá trí văn hóa đặc trưng của hát Bả Trạo, huyện Quảng Điền đã có những giải pháp bảo tồn, phục hiện tiến hành thanh lập đội hát, thường xuyên nghiên cứu tập luyện những tiết mục diễn xướng hấp dẫn, nhuần nhuyễn để đưa ra biểu diễn trong các tuor du lịch, những lễ hội đặc trưng của địa phương như sóng nước Tam Giang, lễ hội cầu ngư...
Công Cường
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top