ClockThứ Sáu, 23/03/2018 10:13

Hệ thống ngân hàng Việt đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Sự “đổ bộ” của nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam gần đây đã chứng tỏ sức hấp dẫn ngày càng lớn của hệ thống ngân hàng Việt.

Sức hấp dẫn của ngành ngân hàng Việt Nam ngày càng tăng lên, thể hiện qua việc nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài liên tục “đổ” vào các ngân hàng. Kể từ cuối tháng 12/2017 đến nay đã có nhiều thương vụ hợp tác giữa ngân hàng Việt và nhà đầu tư nước ngoài được ký kết.

Cụ thể, ngày 12/3, Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) công bố thông tin về khoản đầu tư lên tới hơn 370 triệu USD (tương đương khoảng 8.400 tỷ đồng) từ hai nhà đầu tư pháp nhân độc lập được quản lý bởi Warburg Pincus.

Với hơn 370 triệu USD, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tiếp tục đón khoản đầu tư lớn từ khối ngoại, sau sự trở lại ấn tượng trong năm 2017.

Ngân hàng Việt đang gây chú ý các nhà đầu tư nước ngoài. (Ảnh minh họa: KT)

Ngoài ra, một số ngân hàng khác công bố đã “hút” hàng trăm triệu USD từ dòng vốn ngoại, như: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với 250 triệu USD, Ngân hàng Phát triển TP.HCM (HDBank) với 300 triệu USD…

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, năm 2018, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nhà băng Việt Nam có thể trở thành một xu hướng, bởi kết quả kinh doanh khởi sắc của ngành ngân hàng trong năm 2017 sẽ tạo tiền đề cho năm 2018 tiếp tục bứt phá.

Chất lượng các ngân hàng thương mại Việt Nam  được các tổ chức uy tín trên thế giới như S&P, Moody’s ghi nhận có sự cải thiện, nâng hạng trong thời gian qua cũng là lý do để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Chuyên gia tài chính-ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu đánh giá, với những cải tiến mạnh mẽ trong thời gian qua, ngành ngân hàng của Việt Nam đang gây sự chú ý với các nhà đầu tư đến từ châu Á.

Theo TS. Hiếu, một trong những lý do khiến nhiều ngân hàng Châu Á “đổ bộ” vào Việt Nam là họ “theo chân” các khách hàng đến làm ăn tại Việt Nam. Cùng với đó, các nhà đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia… cảm nhận được sự gần gũi trong văn hóa, kinh doanh với Việt Nam. Từ đó họ thấy có nhiều điểm tương đồng và muốn phát triển hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Với việc Hiệp định CPTPP vừa được ký kết ngày 8/3 vừa qua, ông Hiếu cho biết, trong hiệp định này có rất nhiều điều khoản liên quan đến các ngân hàng nước ngoài có thể hoạt động tại một trong những quốc gia thành viên của CPTPP mà ko cần phải mở chi nhánh. Do đó có thể lạc quan để khẳng định rằng, thời gian tới các đầu tư của hệ thống ngân hàng châu Á sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ở Việt Nam.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, thực lực nội tại của các ngân hàng Việt Nam phải được cải thiện, đồng thời tăng vốn điều lệ để có được những ngân hàng có vốn mạnh.

Trong số 4 ngân hàng thương mại của Việt Nam thì phải có ít nhất 2 ngân hàng có vốn điều lệ khoảng 5 tỷ USD và tổng tài sản lên tới 50 tỷ USD để có thể bước ra ngoài lãnh thổ Việt Nam và xâm nhập vào các thị trường ngân hàng trong khu vực và thế giới, ông Hiếu nêu rõ.

Trong thời gian chờ đợi Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực, vấn đề nợ xấu phải được giải quyết, phải có thị trường nợ xấu để buôn bán nợ. Các ngân hàng phải xử lý nợ xấu một cách toàn diện và làm cho tiềm lực tài chính của mỗi ngân hàng và hệ thống ngân hàng trở nên lành mạnh hơn.

"Một trong những vấn đề đang vướng mắc hiện nay là uy tín của một số ngân hàng Việt Nam bị giảm sút do những sai phạm, lỗ hổng trong quản lý của các ngân hàng. Những vụ việc khách hàng bị mất tiền tại ngân hàng trong thời gian qua là dấu hiệu cho thấy, ngành ngân hàng cần có sự chỉnh đốn, cải tổ toàn diện để hệ thống ngân hàng của Việt Nam trở thành hệ thống ngân hàng lành mạnh, từ đó có thể hút vốn đầu tư của nước ngoài", TS. Nguyễn Trí Hiếu lưu ý.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để ẩm thực thành lợi thế thu hút khách đến Huế

Du lịch ẩm thực đang là một xu hướng lớn trên thế giới. Huế tự hào với nền ẩm thực phong phú, đa dạng, nhưng để ẩm thực trở thành lợi thế cạnh tranh thu hút khách thì còn nhiều việc cần làm.

Để ẩm thực thành lợi thế thu hút khách đến Huế
Phòng chống cháy, nổ hệ thống dây dẫn, thiết bị điện trên các cột điện

Theo dự báo, năm nay, nắng nóng có khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn, gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm, kéo theo nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng đột biến, nguy cơ cháy, nổ đường dây đối với hệ thống dây dẫn, thiết bị điện trên các cột điện thiếu an toàn trong khu dân cư.

Phòng chống cháy, nổ hệ thống dây dẫn, thiết bị điện trên các cột điện
Hơn 13.000 học sinh, sinh viên tham gia giải chạy S-Race 2024

Chiều 7/3, tại TP. Huế diễn ra lễ công bố giải chạy dành cho học sinh – sinh viên S-Race 2024 với thông điệp “Vì tầm vóc Việt”. Đây là một trong những dự án thuộc chương trình tổ chức các hoạt động truyền thông thể thao trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Công ty Truyền thông Unicomm hợp tác thực hiện.

Hơn 13 000 học sinh, sinh viên tham gia giải chạy S-Race 2024
Trao danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho 2 phụ nữ nước ngoài

Sáng 7/3, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho Bà Andrea Teufel, Trưởng Đại diện Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức và Bà Kazuyo Watanabe, Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc Trẻ em châu Á - Nhật Bản. Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Trao danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho 2 phụ nữ nước ngoài

TIN MỚI

Return to top