ClockThứ Ba, 02/05/2017 07:13

Hẹn mùa Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 8

TTH.VN - Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 7 đã khép lại, nhưng vẫn còn đọng lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách cũng như các nghệ nhân.

Thay vì la cà các quán cà phê tán gẫu với bạn bè vào ngày nghỉ như thường lệ, kì nghỉ 30/4 này anh Tín (ở Nguyễn Lương Bằng, TP. Huế) dẫn hai “nhóc” thăm thú các gian trưng bày của festival làng nghề truyền thống. Không rời mắt khỏi những chiếc nón lá nhỏ, xinh xắn, cô bé Ngân Khánh (4 tuổi) cuối cùng cũng chọn cho mình được một chiếc nón “tí hon” ưng í. Anh Tín chia sẻ, hầu như kỳ festival nào anh cũng dẫn các cháu đi xem, giới thiệu cho các cháu về các làng nghề. Không những thích thú với những sản phẩm mới lạ, các cháu còn rất tò mò muốn tìm hiểu về nguồn gốc, xuất xứ của chúng.

Du khách nhí hào hứng với những chiếc nón lá Huế “tí hon”

Chị Nguyễn Thị Kiềm, chủ cơ sở nón lá Thủy Thanh vui mừng, nhờ mấy ngày sau khai mạc, thời tiết khá đẹp nên lượng khách đến với nón lá Thủy Thanh lúc nào cũng đông. Không những sắm cho mình một “chiếc nón bài thơ” để làm quà hay để sử dụng trước khi rời Huế mà nhiều du khách còn thập phương còn giới thiệu các khách sỉ cho nón lá Thủy Thanh.

Lần đầu tiên góp mặt và khoe sắc tại Festival Nghề truyền thống Huế 2017, hoa đất sét Đà Lạt đã níu chân nhiều du khách. Hoa được sản xuất bằng chất liệu đất sét phối trộn với các màu sơn dầu và một số chất phụ gia; sau đó nặn tạo dáng theo hình các loại hoa, tất cả các công đoạn đều được làm bằng thủ công từ bàn tay tỉ mĩ, khéo léo và tài ba của người thợ. Với đa dạng các loài hoa và cây như: tuy líp, ly, cẩm chướng, sen, phong lan, dâu tây… có giá từ 100 ngàn đồng trở lên. Tận tình giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm về cách làm hoa đất sét, chị Đỗ Trương Phương Vân, chủ cơ sở Hoa đất thời gian bộc bạch: “Festival Nghề truyền thống chính là cơ hội để những sản phẩm hoa đất sét được nhiều người biết đến hơn. Không những để quảng bá sản phẩm mà bất cứ ai muốn tìm hiểu, muốn trải nghiệm hay học cách làm hoa đất sét mình đều sẵn lòng “truyền” nghề”. Đến với Festival Nghề truyền thống Huế 2017, cơ sở trưng bày 30 loại hoa được làm từ đất sét với khoảng 500 sản phẩm. Chị Phương Vân cũng không quên hẹn những kỳ festival nghề lần sau với những sản phẩm đặc sắc hơn.

Chị Nguyễn Anh Quỳnh (du khách đến từ Hà Nội) tỏ ra thích thú: “Thoạt nhìn tôi không nghĩ đây là hoa giả, những bông hoa, cánh hoa… i như hoa thật, nhìn rất có hồn. Không những giá cả phù hợp mà hoa đất sét còn rất bền (7 – 8 năm) dễ bảo quản, chỉ cần đặt ở những vị trí thoáng mát, khô ráo và lau nhẹ bằng khăn giấy ướt, vắt khô nước lau nhẹ cành và cánh hoa là hoa đẹp như mới nên tôi quyết định mua một chậu hồng vàng về đặt ở phòng khách”.

Du khách không quên lưu lại những tấm hình với những sản phẩm nghề truyền thống 

Với chủ trương khôi phục và phát triển các nghề và làng nghề truyền thống góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ du lịch, kể từ năm 2005, Festival chuyên đề về nghề truyền thống được UBND TP. Huế tổ chức vào các năm lẻ, đã trở thành nơi hội tụ của các nghệ nhân và làng nghề tiêu biểu trong và ngoài tỉnh. Cũng chính từ các kỳ Festival, các làng nghề truyền thống Huế bắt đầu khởi sắc, được nhiều người biết đến và trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách. Các hình thức du lịch trải nghiệm, du khách được tự tay làm ra những sản phẩm thủ công đã mang đến cho họ những điều thú vị.

Không những thu hút du khách mà các nghệ nhân và thợ thủ công ở khắp nơi cũng rất hào hứng khi được đến với Festival Nghề truyền thống. “Không phải bất cứ sản phẩm nghề truyền thống nào cũng được tham gia, để đến với Festival nghề Dệt lụa tơ tằm Quảng Nam đã trải qua nhiều khâu xét duyệt từ ban tổ chức. Năm nay, festival nghề là nơi hội tụ của rất nhiều làng nghề dệt lụa từ khắp cả nước, đây cũng là cơ hội để những người làm nghề như chúng tôi giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm”, chị Nguyễn Phương Nga, nghệ nhân dệt lụa tơ tằm Quảng Nam tâm sự.

Không những được chiêm ngưỡng, sở hữu những sản phẩm nghề truyền thống mà các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc diễn ra trong suốt kỳ festival cùng với sự tham gia của 5 thành phố và doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, góp phần làm mới Festival nghề truyền thống năm nay.

Bài, ảnh: Thanh Thảo – Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế sẽ rộn ràng với Festival “Tết Huế” 2024

Festival “Tết Huế” do TP. Huế tổ chức sẽ diễn ra với nhiều hoạt động chào đón năm mới 2024, trong đó điểm nhấn là chương trình “Tết Huế”, được tổ chức thường niên nhân dịp chuẩn bị đón tết cổ truyền của dân tộc.

Huế sẽ rộn ràng với Festival “Tết Huế” 2024
Khẳng định sự chuyên nghiệp trong tổ chức các lễ hội mang tầm quốc gia

Chiều 20/7, UBND TP. Huế tổ chức hội nghị tổng kết Festival Nghề truyền thống (NTT) Huế 2023. Tham dự có UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Huế Phan Thiên Định; Chủ tịch UBND TP. Huế, Trưởng Ban Tổ chức Festival NTT Huế 2023 Võ Lê Nhật; lãnh đạo thành phố, các đơn vị tài trợ và các nghệ nhân, làng nghề trên địa bàn.

Khẳng định sự chuyên nghiệp trong tổ chức các lễ hội mang tầm quốc gia
Lễ tri ân Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát

Sáng 7/7, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa và diễu hành tri ân ngưỡng vọng tiền nhân nhân ngày giỗ của chúa Nguyễn Phúc Khoát, người có công định chế áo dài Việt Nam. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Festival Huế 2023 và nằm trong khuôn khổ các hoạt động lễ hội mùa Thu.

Lễ tri ân Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát
Đoàn cà kheo Namur: Chúng tôi sẵn sàng quay lại Huế biểu diễn

Đến Huế biểu diễn lần đầu tiên nhân dịp Festival Nghề truyền thống Huế 2023, đoàn nghệ thuật cà kheo vùng Namur của Bỉ đã nhận được sự cổ vũ, chào đón nhiệt tình của du khách và người dân. Mỗi tuyến đường đoàn cà kheo đi qua, nơi giao lộ đoàn cà kheo dừng lại dòng người kín mít, ánh mắt trầm trồ bởi những pha thi tài của các nghệ sĩ không chỉ gay cấn mà còn hài hước.

Đoàn cà kheo Namur Chúng tôi sẵn sàng quay lại Huế biểu diễn
Return to top