ClockThứ Bảy, 20/10/2018 13:30

Hiện đại hóa nghề ép dầu lạc truyền thống

TTH - Được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Hương Văn (Hương Trà) vận động cải tiến khâu sản xuất, hỗ trợ vốn vay ưu đãi, chị Trần Thị Thu Sương (tổ dân phố Bàu Đưng) đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền ép dầu lạc bằng máy hiện đại, mang lại hiệu quả cao.

Phụ nữ Hương Thủy chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hànhKhởi nghiệp từ nghề đan bàn, ghế bằng dây nhựa

Chị Trần Thị Thu Sương (bên phải) giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn có thêm việc làm, cải thiện thu nhập

Mùi dầu lạc thơm nồng đặc trưng từ đầu ngõ giúp tôi không khó để tìm đến xưởng sản xuất của chị Trần Thị Thu Sương. Dù là sáng sớm nhưng tại đây 6 lao động đang hối hả làm việc. Chị Sương giọng xởi lởi: Do có khách đặt mẻ dầu với số lượng khá lớn nên phải huy động chị em phụ nữ xung quanh giúp đỡ. Những lúc cao điểm, tôi thuê 10 nhân công mới kịp việc.

Lân la hỏi chuyện người phụ nữ đang chăm chú lọc vỏ lạc, chị Lê Thị Tâm (tổ dân phố Bàu Dưng) cho hay, tuy không phải là công việc thường xuyên nhưng giúp chị có thêm thu nhập trang trải cuộc sống lúc nông nhàn.

Chia sẻ về quãng thời gian gắn bó với nghề, chị Sương trải lòng, lúc trẻ thường thu mua, kinh doanh các mặt hàng nông sản, chủ yếu là lạc. Sau này lập gia đình, được mẹ chồng dạy thêm nghề ép dầu, lại sẵn máu kinh doanh chị quyết định cùng ông xã đi nhiều nơi để học hỏi thêm kỹ thuật để phát triển xưởng ép dầu từ những năm 1990. “Nơi này xưa kia là làng Văn Xá, nổi tiếng với vùng trồng lạc quy mô lớn, chất lượng cao. Nguyên liệu có sẵn tại địa phương giúp tôi có thêm niềm tin bản thân sẽ trụ lại được với nghề”, chị Sương tâm sự.

Ban đầu xưởng còn khá đơn sơ, mọi công đoạn đều làm thủ công; từ tách vỏ, xay nhuyễn cho đến ép dầu. Vốn tính tỉ mỉ, cầu toàn nên mọi công đoạn đều được vợ chồng chị thực hiện cẩn thận, nhất là khi tách hạt không để sót vỏ tránh dầu ép ra còn cặn. Nhờ vậy, thương hiệu dầu của chị Sương nổi tiếng có chất lượng cao, màu vàng sóng sánh tự nhiên và ít tạp chất. Lúc đầu chị chỉ cung cấp cho bà con lối xóm xung quanh, dần dà sản phẩm dầu của chị đã đến với người dân các tỉnh, thành khác, nhiều nhất là Đà Nẵng.

Tình hình kinh doanh khởi sắc, vợ chồng chị quyết định nhập thêm máy tách vỏ, máy xay nhuyễn để tăng năng suất, kịp đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời nhận ép gia công cho các hộ có nhu cầu với giá 60 nghìn đồng/lượt.

Đến năm 2017, được Hội LHPN phường tạo điều kiện, chị đã vay thêm vốn qua kênh phụ nữ để đầu tư máy ép dầu tự động hiện đại với giá 50 triệu đồng. Với dây chuyền này, công đoạn ép dầu nhanh gấp 1,5 lần so với lúc trước, giúp sản lượng dầu của cơ sở chị Sương tăng lên rõ rệt. Hiện nay, mỗi ngày cơ sở của chị Sương ép được từ 6 tạ đến 7 tạ lạc, với giá khoảng từ khoảng 75 nghìn đồng/lít. Trừ các chi phí nguyên liệu, nhân công…, gia đình chị thu lãi khoảng 10 triệu đồng/tháng và giúp nhiều hội viên phụ nữ khác có thêm việc làm. “Tôi và nhiều chị em đã tham gia mô hình tổ liên kết ép dầu lạc do Hội LHPN phường Hương Văn tổ chức. Nếu tìm được thị trường tiềm năng, tôi sẽ đầu tư thêm một máy ép dầu để mở rộng quy mô”, chị Sương khẳng định.

Bà Hoàng Thị Lẹ, Chủ tịch LHPN phường Hương văn thông tin, tháng 8 vừa qua, đơn vị đã thành lập tổ liên kết ép dầu lạc với 10 hội viên và dự định đăng ký thương hiệu chung cho sản phẩm dầu lạc Hương Văn. Tổ liên kết đang trong quá trình vận động, thu hút thêm chị em phụ nữ tham gia bằng các hình thức như: hỗ trợ kỹ thuật, tạo điều kiện vay vốn để phát triển sản xuất. Chị Sương hiện nay là thành viên tiên phong áp dụng máy móc vào quy trình sản xuất, được nhiều chị em phụ nữ học tập kinh nghiệm.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm giàu từ ruộng vườn

Mảnh vườn xanh tốt, cây trái trĩu quả; vườn lá dong ngút ngàn... đó là thành quả của chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1965, hội viên phụ nữ xã Hương Toàn, TX. Hương Trà có được để kinh tế gia đình ổn định, nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn.

Làm giàu từ ruộng vườn
Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý

UBND TP. Huế vừa ban hành kế hoạch về thực hiện Đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bình đẳng giới.

Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý
Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ

Phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế; vì thế việc trao cơ hội tiếp cận tín dụng cho phụ nữ cũng đồng nghĩa trao thêm cơ hội để phụ nữ tự khẳng định mình.

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ
Đồng hành cùng chi hội trưởng

Đề xuất tăng phụ cấp cho chi hội trưởng (CHT), đổi mới các phong trào để thu hút hội viên, cùng các CHT nắm bắt tình hình, hoàn cảnh chị em để có cách giúp đỡ hợp lý, kịp thời... là cách mà hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp và chính quyền địa phương đồng hành cùng các CHT trong việc xây dựng và phát triển phong trào phụ nữ trên toàn tỉnh.

Đồng hành cùng chi hội trưởng
Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ làm kinh tế. Tuy nhiên, họ cũng chính là những nạn nhân của các vụ lừa đảo trên không gian mạng bởi chính sự nhẹ dạ, cả tin và thiếu kiến thức trong ứng dụng công nghệ số.

Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng

TIN MỚI

Return to top