Thế giới Thế giới
Hiện diện quân sự nước ngoài tại Syria châm ngòi chiến tranh thế giới
TTH.VN - Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo rằng, sự tham gia của quân đội nước ngoài tại Syria có thể dẫn đến một “cuộc chiến tranh thế giới mới”, trong bối cảnh Ả Rập Saudi và các đồng minh có khả năng triển khai bộ binh tới Damascus.
![]() |
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: AP |
Phát biểu của ông Dmitry Medvedev được đăng trên thời báo thương mại Đức Handelsblatt số ra ngày hôm nay (12/2).
Thủ tướng Nga cho biết, tất cả các thế lực phải ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt cuộc xung đột Syria, “thay vì gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới”.
“Mỹ và các đối tác Ả Rập phải suy nghĩ nhiều về điều này: họ có muốn một cuộc chiến tranh lâu dài?”, ông Dmitry Medvedev nói thêm.
Thủ tướng Nga cũng lưu ý rằng, sẽ không thể nhanh chóng giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh như vậy, nhất là trong thế giới Ả Rập, “nơi mà tất cả mọi người đang chiến đấu chống lại tất cả mọi người”.
Nhận định trên được đưa ra sau khi Ả Rập Saudi khẳng định sẵn sàng triển khai lực lượng đặc biệt tới Syria nếu liên minh do Mỹ dẫn đầu được cho là triển khai quân đội mặt đất đánh phiến quân tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Mỹ hoan nghênh quyết định của Ả Rập Saudi, nhưng Syria và các đồng minh của Damascus đã chỉ trích quyết định này.
Bahrain và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cũng đi cùng hướng với Riyadh và có những chuẩn bị cho quyết định triển khai tương tự.
Cũng trong phát biểu của mình, Thủ tướng Nga nhấn mạnh, Mỹ và Nga phải gây áp lực lên tất cả các bên liên quan trong cuộc xung đột để đảm bảo có được một lệnh ngừng bắn ở Syria.
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng, Moscow đã đề nghị Washington một "kế hoạch hoàn toàn cụ thể" nhằm chấm dứt bạo lực ở Syria.
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cũng lưu ý, các cuộc thảo luận về một thỏa thuận ngừng bắn ở Syria vẫn đang tiếp diễn, nhưng rất mỏng manh trong khi không có sự đồng thuận về việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở đó.
Cuộc xung đột với sự tham gia của các lực lượng nước ngoài ở Syria bắt đầu từ tháng 3/2011, cướp đi sinh mạng của hơn 260.000 người và khiến gần một nửa dân số của nước này phải di dời.
Thanh Ngân (lược dịch từ PressTV & Reddit)
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn (28/02)
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME (28/02)
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam (28/02)
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom (28/02)
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng (27/02)
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á (27/02)
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 (27/02)
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar (27/02)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU