ClockThứ Tư, 13/04/2016 13:57

Hiệp thương giới thiệu người ứng cử ĐBQH: Minh bạch, khoa học

Thiếu tướng Võ Sở: “Các vòng Hiệp thương đã thực hiện rất công phu, cẩn thận, xem xét từ cá nhân để lập hồ sơ xem xét rõ ràng, cụ thể”.

VOV.VN phỏng vấn Thiếu tướng Võ Sở, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Việt Nam.

PV: Thưa ông, ngày mai sẽ diễn ra Hội nghị hiệp thương lần 3 lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH. Qua 2 vòng hiệp thương vừa qua, ông đánh giá thế nào về tính dân chủ trong công tác bầu cử ĐBQH lần này?

Ông Võ Sở: Đây là lần thứ 3 tôi tham gia 3 cuộc họp về Hiệp thương. Lần thứ nhất về vấn đề hiệp thương về cơ cấu, số lượng. Lần thứ 2 hiệp thương là Hiệp thương bầu những đại diện ứng cử ĐBQH của MTTQ Việt Nam. Cuộc họp thứ 3 là hiệp thương vòng 2 để đề cử, thẩm định chung về danh sách ứng cử ĐBQH trong các cơ quan Đảng, Nhà nước.

Thiếu tướng Võ Sở

Tôi thấy rằng việc làm này rất công phu, cẩn thận, xem xét từ cá nhân để lập hồ sơ xem xét rõ ràng, cụ thể. Đặc biệt đã có ý kiến của cử tri nơi làm việc, và quy trình được thảo luận, bàn bạc kỹ từ cơ quan đến cử tri. Đây là điều cần thiết đảm bảo cho việc chọn lọc đúng theo Luật bầu cử và đúng theo quy trình để thực hiện bầu ĐBQH lần này. Việc làm này rất công khai, dân chủ và tự nguyện. Đây là điều chúng tôi phấn khởi vì cách làm, cách thực hiện rất chu đáo.

MTTQ đề xuất cả số lượng, cả nhân sự cụ thể và từ khi đề xuất số lượng đã đưa qua Thường vụ Quốc hội và Thường vụ Quốc hội cũng đã có xem xét và phản hồi. Lý lịch hồ sơ của từng đại biểu đều rất rõ ràng, minh bạch trong đó có cả vấn đề nhạy cảm như kê khai tài sản cá nhân của ĐBQH. Đây là điểm tốt, tạo điều kiện cho cử tri bầu cử.

Tuy nhiên, còn một nội dung mà chúng ta chưa nêu được, đó là khi ứng cử ĐBQH thì những người này sẽ làm gì, các ứng cử viên chưa nói được chương trình hành động cụ thể của mình khi trúng cử ĐBQH.

Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Việt Nam không có người nằm trong danh sách đề cử nhưng với tư cách thành viên của MTTQ Việt Nam, chúng tôi rất ủng hộ phương thức và cách thức tổ chức này.

PV: Với cách làm chu đáo, khoa học như ông vừa nói, có thể kỳ vọng chất lượng ĐBQH khóa này sẽ được nâng cao, thưa ông?

Ông Võ Sở: Đúng vậy. Trong khóa Quốc hôi trước có 2 trường hợp bị bãi nhiệm, nhưng khóa này qua nghiên cứu người ứng cử tại các cơ quan thì rõ ràng tiêu chuẩn có cao hơn.

Tuy nhiên, về vấn đề người tự ứng cử, chúng tôi cũng đề nghị Mặt trận nghiên cứu, thẩm định vấn đề này chọn được những người đạt tiêu chuẩn ĐBQH. Nếu chúng ta làm chặt chẽ ngay từ đầu sẽ rất ít xảy ra các trường hợp đáng tiếc như Quốc hội khóa XIII.

Hội nghị Hiệp thương lần 2

Những người tự ứng cử được không nằm trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước cũng như của các tổ chức xã hội. Việc ngày càng có nhiều người tự ứng cử là tốt vì thể hiện tính dân chủ rất cao trong nhân dân, thể hiện lòng tự trọng, lòng quyết tâm tham gia xây dựng Nhà nước, xây dựng chính quyền. Đây là việc làm tốt, cần thiết và chúng ta nên khuyến khích việc làm đó. Những người đủ tiêu chuẩn có thể đưa vào danh sách và có thể trúng cử. Đó là biểu hiện của tính dân chủ, biểu hiện quyết tâm của người dân.

PV: Hiện nay đã kết thúc việc lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử và tự ứng cử ĐBQH. Nhiều người cũng có lo ngại rằng người tự ứng cử sẽ “yếu thế” hơn so với người được các cơ quan tổ chức giới thiệu khi về lấy ý kiến cử tri nơi cư trú. Xin ông cho biết ý kiến của mình?

Ông Võ Sở: Đối với vòng hiệp thương ở vòng 1 những người tự ứng cử không phải lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú, nơi làm việc nhưng bước vào vòng 2 tất cả các ứng cử viên đều như nhau, phải lấy ý kiến cử tri nơi cư trú. Tôi nghĩ đây là việc rất bình thường và không có sự phân biệt nào giữa đại biểu ứng cử và tự ứng cử, vì ý kiến đều đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu.

Vì thế khi tiếp xúc với dân, các đại biểu phải đưa ra được chương trình hành động của mình nếu trở thành ĐBQH. Chương trình này phải thể hiện được trong cả quá trình anh là ĐBQH, nếu dân họ thấy thuyết phục vì mang lại lợi ích cho dân cho đất nước thì họ sẽ bầu.

PV: Trong thực tế vẫn còn nhiều người dân chưa hiểu đúng, hiểu đủ về quyền và nghĩa vụ của mình trong bầu cử. Theo ông, MTTQ Việt Nam nên có sự hướng dẫn, quan tâm như thế nào để người dân bầu cử đúng?

Ông Võ Sở: Thành công của các cuộc bầu cử không thể không có sự đóng góp của công tác tuyên truyền. Hiện nay, MTTQ Việt Nam cũng như là Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có thông báo và hướng dẫn Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND các cấp cho người dân.

Trong thời gian qua, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia và MTTQ Việt Nam cũng đã có sự chỉ đạo đồng bộ về công tác tuyên truyền về bầu cử.

Đúng là trong các cuộc bầu cử trước, nhiều người dân vẫn chưa ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình, vẫn còn tình trạng đi bầu thay. Vì thế cùng với việc tuyên truyền để người dân nêu cao tinh thần làm chủ, tự giác tham gia bầu cử, MTTQ Việt Nam cũng cần làm sao để thông tin được đến người dân về bản thân của người ứng cử, để người dân họ nắm được, họ sẽ có lựa chọn đúng để bầu những người có đủ năng lực, phẩm chất vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

PV: Xin cảm ơn ông.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản lý ngành dược theo thị trường, công khai, minh bạch, chất lượng an toàn

Quản lý ngành dược theo thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch, có kiểm soát chất lượng an toàn, giá rẻ nhất. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp nghe báo cáo về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, chiều 19/2, tại Trụ sở Chính phủ.

Quản lý ngành dược theo thị trường, công khai, minh bạch, chất lượng an toàn
Thực hiện "3 gặp, 4 biết" chặt chẽ, công khai và minh bạch

Sau khi hoàn thành công tác khám tuyển nghĩa vụ quân sự (NVQS) năm 2024, Ban chỉ huy Quân sự (CHQS) 9 huyện, thị xã, thành phố Huế tập trung phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức thực hiện tốt công tác thâm nhập "3 gặp, 4 biết" chặt chẽ, công khai, minh bạch, đúng quy trình.

Thực hiện 3 gặp, 4 biết chặt chẽ, công khai và minh bạch
Bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Ngày 8/9, tại TP. Huế, dưới sự chủ trì của UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Bảo vệ và phát triển rừng bền vững”, với sự tham gia của gần 200 cử tri trên toàn tỉnh.

Bảo vệ và phát triển rừng bền vững
Tuổi thọ văn bản quy phạm pháp luật, các luật đang ở mức thấp

Trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, sáng 15/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp.

Tuổi thọ văn bản quy phạm pháp luật, các luật đang ở mức thấp
Minh bạch trong chi trả dịch vụ môi trường rừng

Tính riêng năm 2022, toàn tỉnh chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) với tổng kinh phí trên 71 tỷ đồng. Đây là nguồn kinh phí lớn, chi trả cho nhiều chủ rừng là các tổ chức, cá nhân, cộng đồng song luôn đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Minh bạch trong chi trả dịch vụ môi trường rừng
Return to top