ClockThứ Hai, 27/02/2017 09:08

Hiểu đúng để nắm bắt cơ hội từ sự phát triển mạnh mẽ của CNTT

TTH.VN - Ngày 26/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự khai trương Trung tâm Đổi mới sáng tạo của Tập đoàn công nghệ CMC và công bố Quỹ Sáng tạo CMC.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng cho rằng nhiều bạn trẻ Việt Nam đã thành công với những ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo (Start-up) độc đáo. Tuy nhiên để cộng đồng Start-up phát triển mạnh mẽ hơn nữa rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ,  DN, nhà tư vấn, các quỹ đầu tư… từ việc kêu gọi vốn; tạo thuận lợi đăng ký, bảo hộ sở hữu trí tuệ; ưu đãi về thuế đến thị trường; xây dựng, kết nối các không gian sáng tạo, tạo lập các “hệ sinh thái khởi nghiệp”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần phải hành động thật sự, hiểu đúng thì mới nắm bắt được cơ hội từ khởi nghiệp sáng tạo, cách mạng công nghiệp lần thứ t

“Những trung tâm sáng tạo cần được lập nên ở rất nhiều nơi, đặc biệt là tại các trường đại học lớn, ở các tập đoàn, DN và phải có sự kết nối mạnh mẽ hơn hiện nay. Mỗi tập đoàn, mỗi DN có thế mạnh, cơ hội của riêng mình, nhưng chúng ta càng kết nối, càng chia sẻ thì sẽ có thêm những cơ hội mới”, Phó Thủ tướng nói và cho rằng thành công của Nguyễn Hà Đông với “hiện tượng Flappy Bird”, cũng như nhiều bạn trẻ khác cần được chia sẻ để nhiều người cùng có sự tự tin, có cơ hội khởi nghiệp. Muốn vậy cần sự nhận thức, ý thức và hành động thực sự nhằm giải quyết những vấn đề, của cả chính quyền lẫn cộng đồng, đang khiến những bạn trẻ, những doanh nghiệp Start-up còn e dè khi chia sẻ kinh nghiệm, thành công của mình.

Phó Thủ tướng bày tỏ mong muốn: Hiện Việt Nam mới có vài ba quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước và cần phấn đấu lên con số hàng chục. Số quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hiện vài chục thì phấn đấu lên hàng trăm. Trên thế giới có khoảng vài nghìn trung tâm sáng tạo được biết đến còn chúng ta mới có vài trung tâm. Vậy làm sao trước mắt lên hàng chục tiến tới con số hàng trăm trung tâm. Số lượng các bạn trẻ, các DN Start-up sẽ không dừng lại ở con số hàng trăm, hàng nghìn. Để làm được điều này không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng DN mà còn đòi hỏi sự sáng tạo và quyết liệt thay đổi của các bộ ngành.

“Nếu xác định cuộc cách mạng này thực sự dựa trên công nghệ thông tin (CNTT) thì ngay bây giờ chúng ta phải làm gì để CNTT ở Việt Nam có bước phát triển mới”, Phó Thủ tướng nêu vấn đề và cho rằng cần phải có các chính sách rất mạnh mẽ trong phát triển hạ tầng CNTT; đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đưa tin học vào mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội; tạo điều kiện cho một số ngành, sản phẩm trọng điểm phát triển dựa trên thế mạnh CNTT.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng khẳng định để tận dụng được cơ hội từ bất kỳ cuộc cách mạng công nghiệp nào luôn rất cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới mô hình sáng tạo quốc gia, tăng cường phổ cập kiến thức khoa học, công nghệ đến mọi người dân…

Phó Thủ tướng lấy ví dụ: Các chỉ số “Đổi mới sáng tạo” hay “Chính phủ điện tử” liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh nghe qua tưởng trách nhiệm phần lớn thuộc về Bộ Khoa học và Công nghệ hay Bộ Thông tin và Truyền thông nhưng xem kỹ thì các chỉ tiêu là của tất cả các Bộ như Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Y tế, Giáo dục…

 “Cộng đồng DN, trong đó có các DN CNTT, là những người nắm rất rõ những vướng mắc, khó khăn về chủ trương, chính sách cần phải tháo gỡ như thế nào. Vậy các bạn nên đưa ra kiến nghị chính thức ở những diễn đàn, chỉ ra những cái vướng cụ thể để chúng ta cùng nhau tháo gỡ. Đổi mới luôn luôn xuất phát từ số ít và rất khó khăn trong quá trình tiến tới thành công nhưng chúng ta cần trân trọng tất cả các ý kiến, dù ban đầu là thiểu số và có thể ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của một số người”, Phó Thủ tướng nói.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống

Thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ liên kết (TLK) để cùng chia sẻ kinh nghiệm, thị trường, giúp đỡ vốn... đó là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hương Toàn (TX. Hương Trà) giúp hội viên phát triển kinh tế từ nghề truyền thống của địa phương.

Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống

TIN MỚI

Return to top