ClockThứ Tư, 04/05/2016 22:25

Hỗ trợ phát triển khu vực biên giới

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án "Hỗ trợ phát triển khu vực biên giới, vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Mục tiêu dài hạn của dự án nhằm tạo ra một môi trường cho phép năm tỉnh khu vực tam giác phát triển (DTA) hiện thực hóa tiềm năng của mình để trở thành trung tâm năng động hơn và tăng trưởng nhanh hơn.

Mục tiêu ngắn hạn là tạo điều kiện cho người nghèo, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, tiếp cận cơ hội nâng cao thu nhập; tạo thuận lợi cho các sản phẩm nông nghiệp trong vùng tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế; cải thiện năng lực lập kế hoạch và điều phối giữa các tỉnh nhằm ưu tiên chiến lược cho đầu tư vào giao thông và các cơ sở hạ tầng khác trong bối cảnh phát triển khu vực tam giác phát triển.

Đồng thời tăng cường kết nối và xóa bỏ tình trạng không có đường nối giữa các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ thông qua một hành lang đường bộ để thúc đẩy hội nhập khu vực tiểu vùng và tăng trưởng; nâng cao hiểu biết và năng lực của người nông dân và doanh nghiệp để khai thác lợi thế về sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.

Bên cạnh đó tăng cường năng lực, bao gồm chuẩn bị một chiến lược khả thi về quy hoạch phát triển, huy động và phân bổ nguồn lực, cung cấp các hàng hóa công ích, huy động sự tham gia của khối tư nhân trong nước, khu vực và quốc tế nhằm thực hiện các cam kết và nguồn lực của 5 tỉnh để thúc đẩy tiến triển của sáng kiến Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV), đặc biệt là Quy hoạch tổng thể của khu vực tam giác phát triển.

Các hoạt động chính của Dự án nhằm cải thiện kết nối đường bộ; cải thiện cơ sở hạ tầng hậu cần và quản lý giao thông; phát triển nguồn nhân lực, xây dựng năng lực thể chế.

Dự án được thực hiện trong 6 năm kể từ khi ký Hiệp định. Tổng mức đầu tư của Dự án: 122,106 triệu USD.

Cơ quan đầu mối Dự án là UBND tỉnh Đắk Lắk. Cơ quan chủ quản các Dự án thành phần là UBND các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Return to top