ClockThứ Sáu, 15/12/2017 14:42

Hòa đàm Syria vòng 8: Cơ hội vàng đã bị bỏ lỡ

Đặc phái viên Liên Hiệp quốc (LHQ) về Syria Staffan de Mistura ngày 14/12 cho rằng, vòng hòa đàm thứ 8 tại Geneva đã bị bỏ lỡ một cách đáng tiếc.

Mục tiêu của Nga là “ủng hộ chính quyền hợp pháp ở Syria”Hòa đàm Syria tại Astana được đánh giá là “thành công”Quân đội Syria giải phóng 8 huyện ở Aleppo, di tản 2.500 dân thườngUNICEF: 25.000 người phải di dời do các cuộc tấn công quân sự ở Aleppo, Syria

Các cuộc thương lượng đã không diễn ra tại vòng hòa đàm lần này. Trong khi phái đoàn Chính phủ Syria kiên quyết không tham gia bất kỳ cuộc đối thoại nào với phe đối lập chừng nào lực lượng này còn yêu cầu Tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi.

Đặc phái viên LHQ về Syria Staffan de Mistura. Ảnh: AFP

Phát biểu với báo giới tại Geneva, Đặc phái viên Mistura cáo buộc Chính phủ Syria không thực sự muốn đối thoại và dường như không quan tâm tới việc thảo luận về bất kỳ điều gì ngoài chống chủ nghĩa khủng bố. Ông Mistura cho rằng, cần có những ý tưởng mới về việc thúc đẩy hòa đàm Syria, đặc biệt là trong vấn đề hiến pháp và bầu cử.

Trưởng đoàn đàm phán phe đối lập Nasr al-Hariri cũng nói rằng, cộng đồng quốc tế cần làm nhiều hơn để thuyết phục phái đoàn Chính phủ Syria trở lại bàn đàm phán, và chỉ có ảnh hưởng của Nga đối với Chính phủ Syria thôi là chưa đủ.

Trong khi đó, Người đứng đầu phái đoàn Chính phủ Syria tham gia tiến trình hòa đàm tại Geneva, ông Bashar Ja’afari nói rằng, phái đoàn Chính phủ Syria đã tham gia một cách nghiêm túc vào vòng hòa đàm thứ 8 do LHQ bảo trợ này.

Chính phủ Syria không muốn các cuộc đàm phán thất bại, nhưng phe đối lập phải từ bỏ điều kiện tiên quyết mà họ đã đưa ra trong Thông cáo Riyadh rằng Tổng thống al-Assad không được có vai trò gì trong chuyển giao chính trị. Ông Ja’afari mô tả bản thông cáo này là “lời đe dọa đối với tiến trình Geneva”:

“Kể từ khi bắt đầu, chúng tôi đã nói rõ ràng rằng, nếu thông cáo Ri-át vẫn còn tồn tại, thì chúng tôi sẽ không tham gia bất cứ cuộc đối thoại trực tiếp nào với họ. Những người soạn thảo thông cáo này mới chính là những người đang phá hoại vòng đàm phám. Họ không muốn đàm phán Geneva thành công”, ông Ja’afari nói.

Vòng đàm phán thứ 8 này được coi là cơ hội để LHQ khôi phục các nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài gần 7 năm qua và cướp đi hơn 340.000 sinh mạng. Đặc phái viên LHQ về Syria Mistura đã tổ chức 7 vòng đàm phán kể từ năm 2016 mà không thu được kết quả đáng kể nào.

Ông Mistura mong muốn vòng đàm phán lần thứ 8 này tập trung vào việc thảo luận một Hiến pháp mới và tổ chức các cuộc bầu cử dưới sự bảo trợ của LHQ.

Dù vòng đàm phán lần này không đạt được tiến triển nào, nhưng Đặc phái viên Mistura tiết lộ ông đang lên kế hoạch cho một vòng đàm phán sắp tới vào tháng 1/2018.

Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào kết quả những cuộc thảo luận với Tổng thư ký và Hội đồng Bảo an LHQ. Ông Mistura sẽ tới New York, Mỹ để có cuộc tham vấn với Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres sau cuộc họp của Hội đồng bảo an LHQ vào ngày 19/12 tới./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngoại hạng Anh 2022/23, đá bù vòng 8: Chelsea 0-0 Liverpool
Phung phí cơ hội, Chelsea và Liverpool lại bất phân thắng bại

Ở trận đá bù vòng 8 Premier League giữa Chelsea và Liverpool, cả 2 đội tiếp tục thể hiện một màn trình diễn đáng thất vọng, đặc biệt là ở khâu dứt điểm khiến họ có lần thứ 2 chia điểm với kết quả hòa không bàn thắng.

Phung phí cơ hội, Chelsea và Liverpool lại bất phân thắng bại
Ngân hàng Thế giới: Động đất gây thiệt hại 5,1 tỷ USD tại Syria

Ngân hàng Thế giới ngày 3/3 cho biết trận động đất nghiêm trọng và các đợt dư chấn tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hồi tháng trước đã gây ra thiệt hại vật chất trực tiếp lên đến khoảng 5,1 tỷ USD ở Syria, làm tăng thêm nhiều khó khăn cho quốc gia vốn đã bị chiến tranh tàn phá này.

Ngân hàng Thế giới Động đất gây thiệt hại 5,1 tỷ USD tại Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Return to top