ClockChủ Nhật, 09/09/2018 05:15

Họa sĩ Lê Hữu Trí & cuộc hẹn với vô định

TTH - Lê Hữu Trí sinh năm 1972, quê quán ở Huế, đam mê nghệ thuật từ nhỏ và thừa hưởng gen hội họa từ danh họa Lê Vinh (được các tên tuổi hội họa cùng thời mệnh danh là “ông hoàng vẽ pano cinema”). Lê Hữu Trí sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đã thi đậu điểm cao vào Trường đại học Nghệ thuật Huế, học một thời gian ngắn, anh rời trường và mở xưởng vẽ tư nhân để tự do sáng tác. Những lúc cao hứng, anh thường ký họa cho bất kỳ người nào có nhu cầu.

Hai thế hệ họa sĩ vẽ về một cuộc chiếnNữ bác sĩ mê vẽ

Trong cuộc sống đời thường, họa sĩ Lê Hữu Trí đã trải qua nhiều khó khăn, nhưng niềm đam mê hội họa mãnh liệt đã giúp anh vượt qua tất cả để đến với nghệ thuật. Anh đã có ba cuộc triển lãm cá nhân tại Huế (2001), Hải Phòng (2003) và Hà Nội (2005) cùng nhiều cuộc triển lãm nhóm. Festival quốc tế tại Huế năm 2018, anh đã tham gia vào dự án nghệ thuật vẽ nhạc Trịnh, tại cafe Nốt Trịnh trên đường Trịnh Công Sơn.

Lê Hữu Trí là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế. Nhiều lần anh từ chối hưởng tài trợ sáng tác của hội viên, với lý do anh chưa bị khuyết tật.

Ở Huế, anh sống khép mình và chỉ gần gũi một vài người, xa lánh những cuộc tụ tập vô bổ bên bàn tiệc để dành thời gian vẽ tranh. Trí tâm sự: “Đôi khi hoàn cảnh thực tế dìm tôi xuống vực sâu, nhưng không dìm được mà điều đó chính là chất liệu giúp tôi sáng tạo”. Gần đây, Trí muốn thể hiện loạt tác phẩm mang tâm thức Việt theo phong cách của Trí và tôi đã nhìn ánh mắt Trí như đã vượt qua mọi chướng ngại đời thường để sống trọn vẹn trong thế giới nghệ thuật của riêng anh, điều mà các danh họa của thế giới đã từng trải qua.

“Trừu tượng”

Họa sĩ Lê Hữu Trí đã tạo ra thế giới trong tranh cho riêng mình, đó là điều quan trọng nhất của một họa sĩ. Anh say mê vẽ trong thế giới đầy mỹ cảm đó, mà không màng đến lời khen chê. Khách sạn Century đã dành cho anh một không gian riêng, Bệnh viện Trung ương Huế đã treo tranh của anh ở hầu hết các phòng, tranh của Lê Hữu Trí đã được nhiều nhà sưu tập trong và ngoài nước quan tâm. Nhiều khi tiêu xài phóng túng, rồi có những lúc trong túi không còn một đồng nào, nhưng phong thái của Trí không thay đổi.

Cách đây 5 năm (2013), tác giả Đỗ Hiền, Báo Người tiêu dùng, nhận định: “Đặc biệt hơn, tranh của Lê Hữu Trí không chỉ vẽ bằng các loại họa phẩm thông dụng. Nói đúng ra, Hữu Trí vừa là họa sĩ, vừa là “nhà sáng chế” họa phẩm mới. Để có được màu đen như ý mình, anh trộn tro với keo để vẽ lên toan. Có bức, anh lượm những bao giấy gói hoa quả, đem về nấu chảy với keo để dán thứ hỗn hợp màu lên tác phẩm. Lại có những bức anh dùng vôi trộn với thạch cao và keo, bột màu để phết lên tranh. Lê Hữu Trí bảo, đôi khi anh gặp những mảng màu tự nhiên tuyệt đẹp, chẳng cần phải làm gì, chỉ việc đem về ký tên vào là thành tác phẩm, ví như việc anh thấy một miếng kim loại từ chiếc tàu cũ, màu sắc nó đẹp như một tác phẩm...”.

Tác phẩm “Mưa hồng” được thực hiện tại dự án Vẽ Nhạc Trịnh

Bóng dáng của những người mẹ Huế tảo tần, những thiếu nữ của ba miền Bắc Trung Nam được anh dùng màu sắc và thổi hồn vào tấm toang trắng đã tạo ra những bức tranh sống động, đặc biệt trong tranh thiếu nữ của Trí là đa số không vẽ chi tiết về gương mặt phái nữ, bởi cái đẹp bên ngoài đôi khi cũng cần giấu kín, như những người đẹp Hồi giáo thường dùng khăn che mặt.

Thế giới trừu tượng của Lê Hữu Trí hiện rõ trên hàng trăm tác phẩm của anh, ở đó màu sắc là yếu tố tiên quyết làm nên vóc dáng tác phẩm trừu tượng của người họa sĩ. Màu trong các tác phẩm trừu tượng của Trí lạnh và trầm mặc, hút sâu trong thế giới đó là khoảng sáng mong manh. Để cảm nhận tranh trừu tượng người xem phải buông tất cả các khái niệm về hội họa để dòng cảm xúc hòa vào màu sắc của bức tranh, lúc đó có thể sẽ cảm nhận được điều gì đó mà tác phẩm gợi lên, nhưng hầu hết là những nỗi buồn. Tranh trừu tượng của Lê Hữu Trí, có khi như một cơn mưa, cũng có những bức chặn hết mọi tưởng tượng của người xem bằng một mảng đen trải dài rất cụ thể, nhưng chính cái cụ thể đen tối đó lại để người xem thấy được cõi lòng mình.

Đi vào sâu trong thế giới trừu tượng của họa sĩ Lê Hữu Trí, tôi chợt nhận ra, đó là con đường anh đã hò hẹn với cõi vô định. Điều mà rất ít họa sĩ thực hiện được.

Bài, ảnh: Lam Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn vinh “Thế gian Sư” Lê Văn Miến

Sáng 11/3, tại Khách sạn Duy Tân diễn ra buổi hội thảo Kỷ niệm 150 năm ngày sinh danh nhân văn hóa – họa sĩ Lê Văn Miến do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức.

Tôn vinh “Thế gian Sư” Lê Văn Miến
Bài thơ đô thị Huế

Cuộc thi “Thơ Huế 2023” do Tạp chí Sông Hương tổ chức với mục đích truyền và góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương “trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh”.

Bài thơ đô thị Huế
Cuộc “hội ngộ vàng son” của hội họa

Những tác phẩm tiêu biểu của các họa sĩ tên tuổi, tài danh đất Cố đô nằm trong bộ sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Huế lần đầu tiên công bố đến với công chúng khiến người yêu nghệ thuật không khỏi rung động, cảm xúc. Ở đó các danh họa đã “hội ngộ”.

Cuộc “hội ngộ vàng son” của hội họa
Năm của văn học nghệ thuật Huế

Trong năm 2023, các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã hoạt động sôi nổi song hành cùng những sự kiện đáng chú ý của văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh nhà.

Năm của văn học nghệ thuật Huế
Return to top