ClockThứ Hai, 17/07/2017 17:11

Họa sĩ tài danh Vĩnh Phối từ trần

TTH.VN - Tin từ gia đình họa sĩ Vĩnh Phối cho biết, ông trút hơi thở cuối cùng sáng 17-7 tại tư gia số 12 Bạch Đằng (TP. Huế) sau một thời gian lâm bệnh, hưởng thọ 80 tuổi.
Nụ cười họa sĩ Vĩnh Phối (phải) trong một lần giao lưu với ca sĩ Khánh Ly. Ảnh: Nguyễn Thượng Hiển
 
Họa sĩ Vĩnh Phối - một trong những họa sĩ lão làng của Huế, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, Phó giáo sư mỹ thuật, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường đại học Nghệ thuật Huế. Ông từng học ở Trường cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn và lấy hai bằng tốt nghiệp tại đây, năm 1958 ngành hội họa, 1959 ngành sư phạm mỹ thuật. Từ năm 1961-1966, ông tu nghiệp ở Học viện Mỹ thuật La Mã (Ý). Ông cũng là người sáng lập và Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ châu Á ở Roma. Sau đó, ông về giảng dạy ở Trường cao đẳng Mỹ thuật Huế và làm giám đốc của trường này từ năm 1967 đến 1975. Từ 1975 cho đến lúc nghỉ hưu vào năm 1999, ông đảm nhận chức vụ Hiệu phó Trường đại học Nghệ thuật Huế, được nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú vào năm 1990. 
 
Vào năm 1973, ông được nhận học bổng của UNESSCO để nghiên cứu mỹ thuật phương Đông qua các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan. Ông từng tham gia rất nhiều cuộc triển lãm trong và ngoài nước, nổi bật như triển lãm vòng quanh nước Ý trong hai năm 1961-1962; triển lãm Bienale Saint Paolo, Brazil,1969; triển lãm Mỹ thuật đương đại Salon Wargram, Paris, Pháp 1993;  Trại sáng tác các nghệ sĩ quốc tế tại Saint Henri - Toulouse, Pháp; triển lãm bốn trường đại học Mỹ thuật Huế, Hà Nội, Chiangmai, và Silpakorn, tại Bangkok 1994...
 
Ngoài ra, ông có bốn cuộc triển lãm cá nhân ở nước ngoài tại Nhà sinh viên quốc tế Roma,1961;  Gallerie Marguta, Roma 1962; Gallerie Trinita Dei Monti, Roma 1963; Gallerie Approdo Romano, Ý 1965; Salon Auto Garden Mitsubishi, Tokyo, Nhật Bản, 1973. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều cuộc triển lãm cá nhân trong nước.
 
Ông được đánh giá là một trong những người Việt Nam đầu tiên vẽ theo trường phái trừu tượng. Họa sĩ Vĩnh Phối sinh ngày 3/8/1938, là một người hoàng tộc thuộc được giới văn nghệ Huế yêu mến bởi học vấn uyên bác, phong thái giản dị. Từ ngày về hưu, ông miệt mài với xưởng vẽ cá nhân, tham gia các hoạt động văn hóa - nghệ thuật trên địa bàn…
 
Ngay khi hay tin người họa sĩ tài danh qua đời, nhiều bè bạn, học trò đã tỏ lòng tiếc thương. Trên trang facebook cá nhân của mình, họa sĩ Phan Hải Bằng viết rằng: “Vĩnh biệt Thầy, Họa sĩ Vĩnh Phối- người nghệ sĩ hào hoa, hóm hỉnh - người Thầy đáng kính của nhiều thế hệ sinh viên Mỹ thuật Huế! Người hội đủ: Nghệ sĩ- Trí thức- Công dân! mong Thầy an nghỉ tuổi 80! (1938- 2017)”…
 
P. Thành
 
 
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn vinh “Thế gian Sư” Lê Văn Miến

Sáng 11/3, tại Khách sạn Duy Tân diễn ra buổi hội thảo Kỷ niệm 150 năm ngày sinh danh nhân văn hóa – họa sĩ Lê Văn Miến do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức.

Tôn vinh “Thế gian Sư” Lê Văn Miến
Cuộc “hội ngộ vàng son” của hội họa

Những tác phẩm tiêu biểu của các họa sĩ tên tuổi, tài danh đất Cố đô nằm trong bộ sưu tập Bảo tàng Mỹ thuật Huế lần đầu tiên công bố đến với công chúng khiến người yêu nghệ thuật không khỏi rung động, cảm xúc. Ở đó các danh họa đã “hội ngộ”.

Cuộc “hội ngộ vàng son” của hội họa
“Tam nhân đồng hành”

Do ít rượu bia và kém ngoại giao, tôi ít khi được bạn văn phương xa đến Huế gọi đi “nhậu”. Vậy mà vào một ngày tháng 7 vừa qua, bỗng nghe nhà thơ Ngô Đức Hành mời xuống quán cà phê của nữ sĩ Bạch Diệp. Ngô Đức Hành vừa đến Huế trong tốp “tam nhân xuyên Việt”. Hai người nữa là họa sĩ Vi Quốc Hiệp và Thế Hùng - người “cầm lái vĩ đại”, có nhiều danh hiệu nhất: Tiến sĩ mỹ học, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà văn, nhà báo…

“Tam nhân đồng hành”
Sen Huế trong tranh Lê Hòa

Buổi chiều cuối hạ, xe ngược dốc lên miệt đồi phía tây thành phố Huế. Nói là đi một vòng hóng gió, nhưng cũng chủ ý tìm ghé thăm một họa sĩ.

Sen Huế trong tranh Lê Hòa
Flamink Artfair - cuộc chơi của những họa sĩ trẻ

Triển lãm “Flamink Artfair” đã mở cửa từ chiều qua 22/7 và sẽ kết thúc ngày 8/8/2023 tại không gian “Flamink Art space”. Triển lãm gồm 25 bức tranh, gốm, nghệ thuật sắp đặt của 13 hoạ sĩ trẻ và 1 hoạ sĩ khách mời là Đặng Mậu Triết. Các bức tranh phần lớn vẽ từ chất liệu sơn mài, acrylic.

Flamink Artfair - cuộc chơi của những họa sĩ trẻ
Return to top