ClockThứ Ba, 13/10/2015 07:08

Hoang mang vì kiến ba khoang

TTH - Kiến ba khoang đã tấn công các vùng ven TP Huế làm nhiều người dân hoang mang, lo lắng.

Bất an ở các “ngôi nhà chung”

Chúng tôi có mặt tại chung cư Hương Sơ (TP Huế) - nơi đang bị kiến ba khoang tấn công trong những ngày qua. Anh Đặng Văn Dũng, ở khu G1, phòng 405, KCC Hương Sơ cho biết: “Hoạ cô đơn chí anh ơi. Tôi mới bị va quệt xe máy nằm ở nhà mấy hôm lại gặp kiến ba khoang tấn công. Kiến cắn lúc nào không biết nhưng sáng ngủ dậy, tôi thấy ngứa ở cánh tay nên gãi. Khoảng giờ sau cả vùng da sưng rốp đỏ tấy. Mua thuốc bôi ba hôm nay vẫn chưa giảm, các vết thương đau nhức ê cả người.”
Cháu bà Trần Thị Năm ở KCC Hương Sơ bị kiến ba khoang cắn hăm rốp cả vùng mông
Chị Trần Thị Ngọ, ở phòng 402, cạnh nhà anh Dũng hoang mang: “Cả tháng nay kiến ba khoang xuất hiện nhiều ở khu này. Hễ sáng ra gặp bà con đều than vãn ăn ngủ không yên vì kiến ba khoang...”. Chưa hết lời, chị Ngọ nhiệt tình điểm danh hàng chục trường hợp ở dãy A, lô G tại KCC này bị kiến ba khoang cắn làm bong rốp, sưng tấy, ngứa ngáy phải nghỉ việc ở nhà. Nhiều cháu phải nghỉ học cả tuần vì vết thương lây lan, mụn mủ đau rát.
Bà Trần Thị Năm, ở G3 phòng 204, KCC Hương Sơ nói, tình trạng kiến ba khoang xuất hiện ở KCC Hương Sơ không phải lần đầu. Loài này thường xuất hiện vào ban đêm, luồn vào nhà khi có ánh điện. Dù biết vậy nhưng không thể ngặn chặn được. Nhà bà Năm có 5 người bị kiến ba khoang cắn trong những ngày qua; trong đó có 2 cháu đã điều trị lành trở lại lớp học. Hiện còn cháu Lê Thị Thùy Trâm, mới 6 tháng tuổi bị kiến cắn ba hôm nay dù đã bôi thuốc nhưng giờ vẫn chưa khỏi, còn hăm rốp cả phần mông, la khóc không ngủ được.
Không chỉ ở chung cư Hương Sơ, những ngày qua, kiến ba khoang xuất hiện mọi nơi trong phòng, trên trần nhà, giường ngủ ở ký túc xá Trường Bia, đường Thủy Dương-Tự Đức, khu nhà tập thể Trường An... Người giữ xe của khu ký túc xá Trường Bia cho biết: “Tui ở đây hôm nào cũng nghe các bạn sinh viên kêu bị kiến ba khoang cắn. Có đứa bị cắn “toét” cả mắt, lở cả tay chân”. Tìm hiểu thêm, sinh viên ở dãy nhà A5 của khu ký túc xá này nói: “Không năm nào ở đây vào dịp cuối thu mà vắng kiến ba khoang. Hôm nay mưa nên chúng ít. Lúc trời ráo là chúng lại nhan nhản đeo bám khắp nơi ở tường phòng”. Bạn Lê Văn Mùi, sinh viên năm 3, Trường ĐH Ngoại ngữ ở khu nhà A5 vừa chỉ những vết sẹo và những vết cắn mới do kiến ba khoang để lại nói: “Hồi mới đến, thấy kiến ba khoang là em dùng tay giết nên vài giờ sau khắp người đều ngứa và bong rốp vì do độc tố của chúng lây lan.
 
Phòng trừ triệt để
Bác sĩ Trương Linh, Phó Giám đốc Bệnh viện Phong Da liễu Thừa Thiên Huế cho biết, kiến ba khoang thường xuất hiện từ tháng 7-10 hàng năm. Loài này thuộc họ côn trùng, thường ở các đồng ruộng lúa, bãi cỏ, hay bay vào nhà lúc trời chập choạng tối, tập trung nơi có ánh đèn. Khi bám vào cơ thể, dịch tiết của nó (chất gây bỏng Pederin (-C24 H43 09N) gây tổn thương cho vùng da, như bong rốp, ngứa ngáy khó chịu, sau vài ngày có thể bội nhiễm gây mụn mủ, có vẩy tiết.
Theo bác sĩ Linh, so với mọi năm, tần suất kiến ba khoang xuất hiện ở các khu dân cư, các khu nhà chung cư, ký túc xá... năm nay không nhiều. Tuy nhiên thời gian này, bình quân mỗi ngày, bệnh viện bắt gặp 10-20% (khoảng 15-20 người) số bệnh nhân đến khám có dấu hiệu nhận biết do kiến ba khoang gây ra. Những vết thương kiến ba khoang gây ra không để lại hậu quả nặng nề nhưng nó làm gây bỏng rát, phù nề, nếu để lây lan dẫn đến đảo lộn sinh hoạt công việc hàng ngày.
Bác sĩ Trương Linh thông tin thêm, hiện nay, Bệnh viện Phong-Da liễu tỉnh đã tiến hành chỉ đạo tuyến cơ sở, tăng cường công tác phòng, chống kiến ba khoang đến mọi người dân. Cách dự phòng tốt nhất là tránh để chúng bay vào nhà, ban đêm cần đóng các cửa, tắt đèn hoặc dùng đèn vàng. Vệ sinh, quan sát kỹ trước khi sử dụng đồ dùng sinh hoạt, như áo quần, giường chiếu, chăn màn... để đảm bảo kiến không bám vào. Khi bị kiến ba khoang bám trên da, không nên dùng tay giết kiến mà chỉ thổi kiến đi. Khi thấy có cảm giác nóng rát ở vùng da nào đó nên rửa tay ngay bằng nước sạch hoặc dung dịch nước muối loãng và tìm đến quầy thuốc tây hoặc bệnh viện để được y, bác sĩ hướng dẫn cách điều trị, tránh trường hợp lây lan sang các vùng da lân cận.
Minh Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân

Ngày 28/3, ông Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp dân tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà. Cùng dự buổi tiếp dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, TX. Hương Trà, lãnh đạo phường Hương Xuân và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân
Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Đó là khẳng định của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị tổng kết thực hiện các Quyết định số 75/2013/QĐ-TTG ngày 06/12/2013 và Quyết định số 35/2017/QĐ - TTG ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệt sĩ (HCLS) ngày 27/3 tại Nghệ An.

Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Gần 1.000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

Ngày 28/3, tại hội trường của Trường đại học Luật, Đại học Huế, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức phiên tòa lưu động xét xử phúc thẩm hai vụ án hình sự về tội danh “Trộm cắp tài sản” và “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” dưới sự tham dự của gần 1.000 sinh viên của trường.

Gần 1 000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

TIN MỚI

Return to top