ClockThứ Tư, 24/08/2016 14:35

"Hoàng Sa - Trường Sa của VN - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý": Cần đổi mới hình thức và nội dung triển lãm

Sau hơn 3 năm mới triển khai đến 46/63 tỉnh, thành, chưa sắp xếp tư liệu theo hệ thống dọc với những phân kỳ, đối chiếu so sánh... vì vậy nhiều ý kiến cho rằng cần đổi mới, để Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý” (triển lãm) đủ sức truyền “lửa” để mọi tầng lớp Nhân dân sẵn sàng đứng lên đấu tranh bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Tổ quốc với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Chậm nhưng không chắc

Phát biểu tại buổi họp báo vào chiều 22/8, ông Nguyễn Văn Tạo - Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin cơ sở (Bộ TTTT) - cho biết, tính từ lần đầu tiên ở Hà Tĩnh (tháng 6.2013) đến nay, triển lãm đã được mang tới 66 điểm tại 46 tỉnh, thành phố. Theo các đại biểu, mất hơn 3 năm mới đưa triển lãm đến 46/63 tỉnh, thành, là chậm so với nhu cầu nóng bỏng của công cuộc đấu tranh vô cùng cấp bách và nhạy cảm: Chứng minh và khẳng định Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

 Việc sắp xếp tài liệu tại triển lãm đang đòi hỏi đổi mới để tài liệu dễ đi vào lòng người. Ảnh: L.T

Một điều đáng lo, là việc triển khai triển lãm chậm, nhưng lại không chắc. Dù đã có bước tiến dài so với lần tổ chức đầu tiên, nhưng triển lãm vẫn khiến nhiều người lo về tính hiệu quả. Đó không chỉ là việc tổ chức họp báo sát với ngày khai mạc (1 ngày) khó để truyền thông hâm nóng dư luận mà còn là vấn đề về nội dung. Điển hình là việc sắp xếp tư liệu, bản đồ. Tại lễ khai mạc triển lãm diễn ra vào sáng 23.8, tại Đại học An Giang (TP.Long Xuyên), nhiều ý kiến cho là ban tổ chức mang đến công chúng cái mình có, chứ chưa phải cái mà công chúng cần.

Nhà báo Nguyễn Trung Hiếu (Tạp chí Văn hóa Lịch sử An Giang) quan ngại: Việc bố trí tài liệu theo nhóm, giai đoạn lịch sử... rất khó để người xem nhận ra cốt lõi của vấn đề trong chuỗi lịch sử. Trao đổi bên lề lễ khai mạc, GS-TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - thừa nhận: Cách sắp đặt tài liệu trong triển lãm chưa được hệ thống hóa, vì thế chưa dễ dàng mang lại cho người tham quan cái nhìn có hệ thống về Hoàng Sa, Trường Sa.

Đổi mới triển lãm, khó mấy cũng phải làm

Theo GS Ngọc, đổi mới để triển lãm đủ sức truyền lửa cho mọi tầng lớp công dân là công việc không đơn giản vì đòi hỏi sự điều chỉnh cả nội dung lẫn hình thức tổ chức, nhưng dù khó đến mấy cũng nhất thiết phải làm. Bởi đó không chỉ là trách nhiệm công dân mà còn là nhu cầu tất yếu của sự thật lịch sử.

Đổi mới, trước hết là thay đổi cách tổ chức nhằm đẩy nhanh tiến độ đưa nhanh triển lãm đến mọi miền đất nước. Theo đó, nhiều nhà báo đề xuất nên chuyển giao tài liệu và tổ chức tập huấn để các địa phương chủ động triển khai triển lãm. Ông Quảng Ngọc Minh (Cổng thông tin tỉnh An Giang) tin tưởng: “Khi chuyển giao cho các địa phương, trung ương có thể tổ chức ngày hội toàn quốc về sự kiện này. Khi đó không chỉ đẩy nhanh tiến độ, mà tính chất, ý nghĩa, tầm ảnh hưởng... chắc chắn sẽ cao hơn so với việc tổ chức tại từng địa phương như hiện nay”. Ông Minh còn đề xuất bổ sung tài liệu, hình ảnh bạn bè trên thế giới đấu tranh bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam vào triển lãm.

Riêng với việc đổi mới nội dung, theo GS Ngọc, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa trung ương và địa phương. Theo đó, trung ương tính toán, hệ thống hóa tài liệu..., và từng địa phương căn cứ vào điều kiện cụ thể để sáng tạo cách đưa triển lãm vào cuộc sống. “Ví dụ cụ thể, với An Giang tổ chức triển lãm trong trường đại học, thì nên tổ chức các cuộc thi kiến thức, tọa đàm, sinh hoạt chủ đề... Thông qua những cuộc thi, những buổi tranh luận..., các cán bộ, sinh viên không chỉ lĩnh hội được kiến thức, mà với nền tảng khoa học sẵn có, họ còn có thể mang lại cho chúng ta nhiều điều mới lạ...” - GS Ngọc gợi ý.

Theo Lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Linh hoạt các hình thức tuyên truyền

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cùng sự nỗ lực của mỗi cán bộ bảo hiểm xã hội (BHXH), BHXH huyện Phong Điền đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu giao; trong đó, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 99,1% dân số, BHXH tự nguyện đạt gần 3,5% lực lượng lao động.

Linh hoạt các hình thức tuyên truyền
Đa dạng hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong toàn xã hội, nhất là đối với học sinh có vai trò hết sức quan trọng, nhằm trang bị cho các em có cả ý thức và kiến thức thượng tôn pháp luật ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trên địa bàn huyện A Lưới luôn có sự quan tâm, chung tay thực hiện nghiêm túc của các lực lượng và đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Đa dạng hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh
Cần hình thức hỗ trợ phù hợp

Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm từ 0,8-1,0%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 3% trở lên...

Cần hình thức hỗ trợ phù hợp
Return to top