ClockThứ Bảy, 14/05/2016 14:13

Học sinh Huế nghiên cứu khoa học

TTH - Trong các hội thi nghiên cứu khoa học (NCKH) của ngành và của tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Huế luôn có gian hàng hấp dẫn, thu hút từ Ban giám khảo đến quan khách tham quan.

Tiếp nhận nhanh, hiệu quả lớn

Với quan điểm NCKH là một hoạt động giáo dục rèn luyện tư duy, tác phong khoa học, phát huy năng lực, gắn liền kiến thức trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đồng thời, góp phần đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp và đánh giá kết quả học tập trong nhà trường, nên ngành giáo dục Huế nhanh chóng tiếp nhận phong trào và triển khai công tác NCKH trong học sinh khá hiệu quả. Công tác này được triển khai trước năm 2015 và đặc biệt được quan tâm trong hai năm gần đây.

Là một hoạt động mới, có giá trị bổ trợ giáo dục cao, ngay khi phong trào NCKH được phát động, Phòng GD&ĐT Huế đã định hướng từ khâu tuyên truyền, vận động đến tận giáo viên, học sinh. Phòng còn tổ chức tập huấn phương pháp NCKH cho giáo viên, học sinh, cũng như kiểm tra, có phân loại và theo dõi công tác NCKH từng trường. Phòng thành lập bộ phận hỗ trợ công tác NCKH mà các thành viên làm việc trực tiếp với học sinh, giáo viên hướng dẫn, Ban Giám hiệu các trường để lắng nghe ý tưởng, mong muốn của nhóm thực hiện để động viên giúp đỡ, đồng thời liên lạc các tổ chức, đơn vị, cá nhân có điều kiện, chuyên môn sâu giúp đỡ nhóm nghiên cứu.

Phòng khuyến khích các trường tổ chức thi ý tưởng để chọn ra đề tài hay, có tính khả thi để triển khai. Đồng thời, yêu cầu các trường báo cáo tiến độ thực hiện, những khó khăn, vướng mắc để kịp thời phối hợp giải quyết. Hướng dẫn các trường làm báo cáo, sổ tay nghiên cứu, poster, cách trình bày đề tài… Phòng cũng kết hợp tổ chức hội thi Khoa học kỹ thuật và Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng cấp thành phố, đề tài thỏa mãn tích chất của cuộc thi nào thì tham gia dự thi cuộc đó. Các đề tài đạt giải cao ở cả hai cuộc thi sẽ tiếp tục hoàn thiện theo đánh giá, góp ý của BGK, thầy cô để tham gia dự thi tốt ở cấp tỉnh. Qua các cuộc thi, các em tiến bộ trong học tập, phương pháp nghiên cứu, đã vận dụng kiến thức được học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, tạo tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, khai phá niềm đam mê khoa học… Với giáo viên, sân chơi này giúp họ tích cực, năng động, sáng tạo hơn trong giảng dạy. Phong trào NCKH vì vậy đã lan tỏa rộng khắp các trường THCS, TH và đã trở thành nhiệm vụ chính trong nhà trường.

Những trái quả đầu mùa

Từ năm 2010 đến năm nay, giáo dục Huế giành được 139 giải (19 nhất, 32 nhì, 45 ba, 43KK), trong đó có 2 giải cấp Quốc gia (1 nhì, 1 KK); 40 giải cấp tỉnh (8 nhất, 7 nhì, 16 ba, 9 KK) và 97 giải cấp thành phố (11 nhất, 23 nhì, 29 ba, 34 KK). Trong cuộc thi  Sáng tạo Thanh Thiếu niên, Nhi đồng từ năm 2010 đến năm 2016 đã giành 82 giải (8 nhất, 20 nhì, 22 ba, 32KK); trong đó, có 2 giải cấp Quốc gia (1 nhì, 1 KK); 29 giải cấp tỉnh (2 nhất, 9 nhì, 6 ba, 12 KK); 51 giải cấp thành phố (6 nhất, 10 nhì, 16 ba, 19 KK).

Nói về thành công bước đầu của hoạt động NCKH, lãnh đạo giáo dục Huế cho rằng đây là một xu hướng tiếp nhận càng sớm thì chất lượng giáo dục của Huế sẽ càng nhanh chóng hoà nhập vào nền giáo dục hiện đại. Việc phát động NCKH trong học sinh đã được sự quan tâm có hiệu quả. Các trường nắm bắt nhanh, triển khai sớm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, điều kiện, động viên học sinh nghiên cứu. Và một sự may mắn là nhận được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh.

Quá trình thực hiện, các đơn vị vẫn chưa chủ động về kinh phí; điều kiện thực nghiệm, kiểm nghiệm trong nghiên cứu còn thiếu; học sinh vẫn bị chương trình học chính khoá nặng và việc học thêm làm ảnh hưởng tâm lý tham gia NCKH; khả năng ngoại ngữ, tác phong rụt rè, khả năng viết bản thuyết minh chưa thuyết phục cao… đang là vấn đề được ngành giáo dục Huế quan tâm điều chỉnh.

Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

TIN MỚI

Return to top