ClockThứ Năm, 18/10/2018 10:22

Hỏi dân có mất gì đâu

TTH - Có lẽ, muốn làm một điều gì đó, muốn xây dựng một công trình nào đó… để phục vụ cho đời sống người dân, cách tốt nhất là phải hỏi ý kiến của người dân. Điều này không hề làm mất tính chủ động, sáng tạo của chính quyền mà là để cho chính quyền và người dân “xích lại” gần nhau hơn. Nói cách khác là để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu thiết thực của Nhân dân.

Từ đường Cổ nhạc thành... nhà kho?!!Công trình sử dụng vốn đắt

Nói như thế là bởi vì, có nhiều lúc, nhiều nơi chính quyền của chúng ta làm những điều mà người dân không mong muốn. Thì hãy khu biệt nội hàm lại, chỉ nói về những công trình phúc lợi công cộng.

Chúng ta đã xây dựng rất nhiều ngôi chợ ở vùng nông thôn. Ý nghĩa là hết sức tốt đẹp, là để phục vụ tốt hơn nhu cầu buôn bán của người dân trong vùng, tăng việc lưu thông hàng hóa. Và cũng để kiểm soát tốt hơn vệ sinh an toàn thực phẩm… Nhưng rồi, nhiều ngôi chợ xây dựng hết sức tốn kém nhưng người dân thì lại không đến buôn bán. Tại sao vậy? Chưa nghe chính quyền ở địa phương phân tích tại sao lại như thế để rút kinh nghiệm cho việc xây dựng các công trình sau này. Nhưng ở đây, có thể do người dân chưa cần thiết phải có chợ; chợ đặt ở một vị trí không phù hợp, tức là không thuận lợi cho việc buôn bán và chợ không đông vì quy mô xây dựng quá nhu cầu sử dụng.

Ở đây, chính quyền có thể lý giải: Chúng ta làm là phải hướng đến nhu cầu phát triển trong tương lai. Điều này không sai nhưng một khi đã làm như vậy là phải hết sức đắn đo. Tiền xây dựng là từ tiền thuế của dân. Phải tính toán sử dụng như thế nào cho có hiệu quả. Không phải chỉ tiền đầu tư xây dựng ban đầu mà tương lai còn phải đầu tư nhiều cho chi phí duy tu bảo dưỡng.

Tương tự như vậy, xây dựng các công trình thuộc thiết chế văn hóa để phục vụ cho người dân là cần thiết, nhưng có vẻ như chúng ta không tính đến hiệu quả sử dụng. Tôi đã đến một xã thuộc một huyện miền núi, trong chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đã được đầu tư xây dựng một nhà văn hóa đến mấy tỷ đồng nhưng không mấy khi sử dụng. Một năm, nhà văn hóa chỉ mở cửa vài lần. Một nhà văn hóa đầu tư nhiều chục tỷ đồng của một ngành thì bây giờ thấy việc cho thuê hội trường tiệc cưới có vẻ xôm tụ và thường xuyên hơn… Chúng ta không khó tìm kiếm những công trình xây dựng quy mô rất lớn nhưng nếu tính toán đến hiệu quả hoạt động là không tương xứng. Có nhiều công trình, nếu tính số vốn đầu tư và quy mô hoạt động, lấy số tiền đó gửi ngân hàng, chỉ tính tiền lãi thôi đã dư sức để đi thuê mặt bằng phục vụ cho các hoạt động, lại không cần tỉnh phải cấp đất, và thậm chí là cấp tiền để nuôi bộ máy.

Vấn đề là tại sao ai cũng muốn xây dựng các công trình công cộng, các công trình xây dựng cao to như vậy? Có gì đó hấp dẫn trong đầu tư chăng? Nếu muốn không lãng phí tiền của, sử dụng tiền của một cách hiệu quả, chúng ta phải tìm cho ra lời giải của “bài toán” nêu trên. Hoặc là phải trả lời cho được các câu hỏi: Cái nào nên làm, cái nào không; cái nào ưu tiên làm trước, cái nào làm sau và quy mô như thế nào là phù hợp?

Để một công trình nào đó được xây dựng liên quan đến rất nhiều ban ngành, rất nhiều khâu phê duyệt. Thế nhưng khi sử dụng không hiệu quả thì chẳng thấy ai chịu trách nhiệm. Đôi khi những người có trách nhiệm cứ tưởng rằng, người dân không quan tâm, không biết về những điều bất hợp lý như vậy nhưng thực ra, người dân hết sức xót xa khi nhìn thấy những công trình như vậy. Và lòng tin của người dân đối với chính quyền sụt giảm cũng chính bằng những việc làm như vậy.

Xin được nhắc lại vấn đề được nêu từ đầu bài: Muốn xây dựng một công trình nào đó… để phục vụ cho đời sống người dân, cách tốt nhất là phải hỏi ý kiến của người dân. Điều này không hề làm mất tính chủ động, sáng tạo của chính quyền mà là để cho chính quyền và người dân “xích lại” gần nhau hơn. Rất cần thiết phải nên làm điều này!

Lê Nguyễn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Diện mạo mới từ các công trình thanh niên

Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện và sáng tạo tuổi trẻ trong thực hiện phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, Huyện đoàn A Lưới tích cực triển khai những công trình, mô hình đoàn thanh niên tiêu biểu, góp phần thay đổi tích cực diện mạo huyện miền núi.

Diện mạo mới từ các công trình thanh niên
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Return to top