ClockThứ Tư, 08/05/2019 14:46

Hồi đáp nguyện vọng từ cơ sở

TTH - Xây nhà công vụ, hỗ trợ hệ thống nước sạch… là những việc làm thiết thực của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh nhằm chia sẻ với các thầy cô giáo công tác tại vùng sâu, vùng xa đang còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Hương Thủy: Hỗ trợ “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên khó khănXây dựng Nghiệp đoàn Xích lô du lịch theo hướng chuyên nghiệpLiên đoàn Lao động TP. Huế khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên

Nước sạch qua xử lý được dẫn thẳng về bể chứa tại nhà công vụ Trường THPT Hương Lâm

Biến giấc mơ nước sạch thành hiện thực

Không có nước sinh hoạt là khó khăn từ nhiều năm nay của các thầy cô giáo Trường THPT Hương Lâm (A Lưới). Từ năm 2013, để phục vụ nước sinh hoạt cho giáo viên đang ở nhà công vụ, nhà trường đầu tư bồn chứa nước mưa nhưng khối lượng nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Nhà trường cũng đầu tư xây dựng hệ thống ống nước 300m để đấu nối đến điểm cấp nước sạch của xã, nhưng một ngày chỉ chảy 2 tiếng vào lúc 5h30 sáng và 17h30 chiều và hiện nay cũng không hoạt động nữa. Hàng ngày, các giáo viên phải dùng xe máy đi chở từng can nước từ nhà dân và phải dùng rất tiết kiệm. Nước dùng để nấu ăn, uống phải mua nước đóng thùng 20 lít với giá 20.000 đồng/thùng (mỗi tháng một phòng 2 giáo viên dùng khoảng 10 thùng). Thiếu nước sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công tác của giáo viên ở đây.

Cô Trương Thị Nhung, giáo viên Trường THPT Hương Lâm chia sẻ, có cô chỉ nặng 40kg nhưng phải chở bịch nước 30 lít. Nhiều lúc bà con thấy thương tình, chở dùm một chuyến. Những hôm như vậy, ai cũng cảm giác hạnh phúc và "nở hoa" trong lòng. 13 giáo viên nội trú nơi đây luôn ấp ủ giấc mơ có nước sinh hoạt.

Bà Nguyễn Tâm Nhân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục tỉnh cho biết, trước khó khăn của giáo viên  Trường THPT Hương Lâm, đơn vị đã báo cáo LĐLĐ tỉnh để tìm hướng giúp đỡ. Sau quá trình tìm kiếm các nguồn lực, bà Nguyễn Khoa Hoài Hương, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh đã kết nối được với Công ty cổ phần TID (Hà Nội) đến khảo sát và hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nguồn nước cho nhà công vụ của trường.

Theo thầy Trần Tuấn Thành, Hiệu phó Trường THPT Hương Lâm, Chủ tịch công đoàn cơ sở thông tin, trước đây gần trường có một giếng nước nhưng bị nhiễm sắt nên không thể sử dụng. Công ty cổ phần TID đã hỗ trợ lắp đặt hệ thống xử lý nước bằng phương pháp phun mưa tách oxit sắt và sử dụng máy bơm để đưa nước trực tiếp về bể chứa tại nhà công vụ. “Hiện nay, vấn đề thiếu nước của các thầy cô giáo tại nhà công vụ đã được giải quyết, ai nấy đều phấn khởi khi thoát cảnh chở nước sinh hoạt hằng ngày. Đây là sự động viên lớn mà công đoàn các cấp và Công ty cổ phần TID gửi đến giáo viên vùng cao như chúng tôi”, thầy Thành bộc bạch.

 Khánh thành nhà công vụ Trường tiểu học và THCS Xuân Lộc

Trợ lực cho giáo viên vùng sâu, vùng xa

Không riêng Trường THPT Hương Lâm, dịp này cán bộ, giáo viên Trường THCS bán trú Long Quảng (Nam Đông) cũng nhận được niềm vui khi LĐLĐ tỉnh giúp đỡ xây dựng nhà công vụ cho giáo viên. Sau gần 1 tháng khởi công, ngôi nhà với diện tích 40m2, gồm 2 phòng nghỉ và mái hiên đã được khánh thành và đưa vào sử dụng vào giữa tháng 4 vừa qua. Trước đó, LĐLĐ tỉnh đã hỗ trợ xây dựng 2 nhà công vụ tại Trường tiểu học và THCS Xuân Lộc (huyện Phú Lộc), Trường tiểu học và THCS Hương Nguyên (huyện A Lưới). Đây là chương trình phúc lợi rất có ý nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi giúp các thầy cô giáo an tâm công tác, giảng dạy.

Có dịp tham gia dự lễ khánh thành nhà công vụ Trường tiểu học và THCS Xuân Lộc, chúng tôi cảm nhận được niềm hân hoan của thầy cô giáo khi “điều ước” lâu nay đã thành hiện thực. Cô Lương Thị Ánh Nguyệt, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường THCS Xuân Lộc hồ hởi chia sẻ: “Căn nhà tiện nghi với đầy đủ công trình phụ sẽ được ưu tiên cho các cô giáo sử dụng làm nơi nghỉ ngơi sau giờ dạy. Đây là sự hỗ trợ kịp thời, thiết thực của các cấp Công đoàn giúp giáo viên trường cải thiện điều kiện sinh hoạt”.

Bà Nguyễn Khoa Hoài Hương, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh chia sẻ, bản thân từng có dịp ghé thăm nhiều trường học ở vùng sâu, vùng xa, chứng kiến điều kiện sinh hoạt của các thầy cô còn nhiều khó khăn. Điều đó khiến bà trăn trở và quyết định vận động các doanh nghiệp, tổ chức xã hội chung tay giúp đỡ thông qua chương trình “Điều ước đoàn viên” được LĐLĐ tỉnh triển khai vào cuối năm 2018.

Theo bà Nguyễn Khoa Hoài Hương, khi chia sẻ ý tưởng đó, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị lập tức ủng hộ, giúp đỡ, bởi theo họ đây là việc làm có ý nghĩa nhằm tri ân các thầy cô giáo đang cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Ba nhà công vụ và công trình nước sạch được đưa vào sử dụng thời gian qua sẽ là “điểm sáng”, tạo tiền đề để cả xã hội cùng chung tay vào cuộc

“Thời gian tới, Công ty cổ phần TID sẽ tiếp tục đồng hành cùng LĐLĐ tỉnh hỗ trợ 2 nhà công vụ cho giáo viên tại huyện Nam Đông với tổng số tiền hơn 150 triệu đồng. Ngoài ra, một tổ chức từ thiện tại Nhật Bản cũng đang trong quá trình kết nối với đơn vị để khảo sát và giúp đỡ cải tạo, xây mới các trường mần non, trạm y tế xã đã xuống cấp tại vùng sâu, vùng xa”, bà Hương cho biết thêm.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Chả bò Đà Nẵng - Review 6 cơ sở bán chả bò ngon, ship tận nơi

Đi Đà Nẵng nên mua đặc sản gì làm quà? Đặc sản nổi tiếng Đà Nẵng không thể bỏ lỡ? Đây là những từ khóa mà du khách cực kỳ quan tâm khi có dịp du lịch đến phố biển. Nhắc đến đặc sản ngon, nổi tiếng Đà thành, sẽ là một sự thiếu sót nếu bỏ qua món chả bò Đà Nẵng. Với uy tín đến từ thương hiệu và chất lượng sản phẩm, chả bò Đà thành sẽ khiến du khách trầm trồ khi có dịp thưởng thức.​

Chả bò Đà Nẵng - Review 6 cơ sở bán chả bò ngon, ship tận nơi
Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế

Thừa Thiên Huế đang tập trung xây dựng để gia nhập vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO với tôn chỉ hướng tới là thúc đẩy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị bền vững. Có 7 lĩnh vực sáng tạo được xác định để UNESCO xét ghi danh, tham gia mạng lưới, gồm: thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện và âm nhạc. Trong những lĩnh vực đó, Thừa Thiên Huế chọn ưu thế về tiêu chí Ẩm thực để tiến hành điều nghiên, lập hồ sơ trình xét trong năm 2024.

Xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ cơ sở văn hóa ẩm thực Huế
Return to top