ClockThứ Năm, 15/02/2018 15:14

Hồi hương ngày cuối năm

TTH.VN - Không khí Tết đang bao trùm khắp các nẻo đường, mâm cỗ ngày 30 ở nhiều gia đình cũng được chuẩn bị chu toàn. Nhưng đâu đó, vẫn còn nhiều tấm lòng nôn nao hồi hương.

Tàu xe dịp Tết: Đảm bảo đủ phương tiện, nghiêm cấm tăng giá vé

Được đoàn viên là mong ước của nhiều người xa quê

Mong được về nhà

Với những người làm ăn xa quê, Tết là dịp họ được đoàn viên, sum họp bên gia đình. Họa sỹ Nguyễn Thượng Hỷ (công tác tại tỉnh Quảng Nam) bảo rằng, với người Huế, Tết cực kỳ thiêng liêng, con cháu trong gia đình dù ở đâu cũng cố gắng sắp xếp trở về quê hương, bên nồi bánh chưng xanh chuyện trò, sum họp, chia sẻ những niềm vui cuộc sống trong suốt một năm cũ.

Tết này, dẫu bận rộn với trăm công ngàn việc, anh cũng sắp xếp về trước ngày 30 Tết, quây quần bên mẹ già cùng các thế hệ trong gia đình. “Quê hương luôn ở trong tim mỗi người, dẫu bận bịu công việc nhưng ai cũng mong ngóng đến Tết để được về quê. Tôi trở về nhà không chỉ tìm lại dấu xưa mà còn mong sự đoàn viên trở nên trọn vẹn”, anh Hỷ chia sẻ.

Anh Hỷ có thể may mắn hơn nhiều người khi được đoàn viên bên gia đình đúng dịp tết. Với những lao động nghèo mưu sinh ở xứ người, đâu đó vẫn còn tiếng thở dài mong ngóng quê hương. Chị Nguyễn Thị Lan (quê ở huyện Phong Điền) vì khó khăn đành khăn gói mưu sinh ở tận Tây Nguyên. Hơn 5 năm “kiếm cơm” nơi xứ người, chị có tổ ấm cho riêng mình, mỗi năm đến Tết, gia đình chị đều trở về quê, đoàn viên bên gia đình. Nhưng năm nay, dẫu 30 Tết chị vẫn mải miết, chạy theo cơm áo gạo tiền, trông đến ngày “hết việc” để được quây quần bên mâm cơm quê nhà. “Anh em tui đều mưu sinh nơi đất khách. Ba mất sớm, ở nhà chỉ còn mẹ già. Những năm trước, vợ chồng tui thường tranh thủ giáp Tết trở về quê để được đoàn viên bên mẹ, nhưng Tết này, vì khó khăn nên phải ở lại buôn cây cảnh bán dịp tết kiếm thêm thu nhập. Do vậy, phải đến mồng 2 Tết, tui mới về quê. Chừ lòng luôn nôn nao mong gặp mẹ và các anh chị em bên mâm cỗ ngày Tết”, chị Lan tâm sự.

Tết về, bao nỗi lo toan trong cuộc sống dường như tan biến. Với nhiều người xa quê, một năm tằn tiện, tích cóp cũng chỉ đủ chi tiêu trong vài ba ngày Tết. Được về nhà, niềm vui sum họp khiến họ vơi những nhọc nhằn trên bước đường mưu sinh. Anh Trần Quang Tiến (TP. Huế) trầm ngâm: “Đa số những người xa quê mưu sinh ở các tỉnh phía Nam là công nhân mức thu nhập không cao. Suốt một năm làm lụng vất vả cũng chẳng dư dả là bao. Thậm chí, có người không đủ tiền để mua vé về quê. Người Huế mình cần cù chịu khó, dù khó khăn như thế nào họ vẫn nghĩ đến việc về quê dịp Tết. Vợ chồng tui đều là công nhân, lương tháng khoảng 6 triệu đồng/người nên từ đầu năm phải nghĩ đến việc danh dụm tiền để được về quê ăn Tết. Năm nay, vợ chồng bắt chuyến xe muộn, nên đến hôm nay (ngày 30 Tết) mới về quê”.

Những hành khách về quê ngày 30 Tết tại bến xe phía Nam

Những “chuyến xe” cuối

Ngày cuối cùng của năm Đinh Dậu, không còn cảnh tượng quá tấp nập nhưng ở những bến xe trên địa bàn TP. Huế, vẫn còn những chuyến xe muộn, đưa hành khách trở về quê hương đón Tết.  

Tại bến xe phía Nam, thời điểm này, chỉ có những chuyến xe đường ngắn cập bến, nhưng điều dễ nhận thấy là vẻ mặt bồn chồn, bước chân vội vã của nhưng hành khách khi vừa bước ra khỏi xe. Trên hành lý của chị Nguyễn Thị Thanh (mưu sinh ở Đắk Lắk) ngoài những giỏ quà, chị còn mang theo những loại đặc sản của Tây Nguyên như, măng khô, cà phê… Chị Thanh bày tỏ: “Lúc còn sống, mùa cao điểm, mỗi năm mẹ thường tôi thường tranh thủ vài chuyến vào Đắk Lắk phụ giúp gia đình làm việc nhà, trông cháu để vợ chồng tôi có thời gian kiếm tiền. Bây giờ, mẹ đã mất nên công việc vợ chồng tôi càng thêm bận rộn, do vậy, chúng tôi phải “khất” lại vài ngày lo chu toàn công việc, nên đến 30 mới về nhà đón Tết. Sinh thời, mẹ rất thích ăn măng khô Đắk Lăk nên ngoài những món quà Tết biếu tặng bà con, láng giềng, tôi mang theo măng khô để đơm lên mâm cỗ cúng mẹ ngày Tết”.

 Công ty CP Bến xe Huế sẽ túc trực 24/24, sử dụng xe trung chuyển giúp những hành khách về quê muộn kịp đón Tết

Những lao động “ly hương” chủ yếu đến từ những vùng quê nghèo. Họ “ly hương, bất ly tổ”. Tết đến, những vùng quê này rộn rã hẳn, như ngày hội đoàn viên. Ông Phan Khánh, Chủ tịch UBND xã Phong Hải cho hay: “Ngoài những người mưu sinh ở các tỉnh thành trong cả nước, tại địa phương có lượng lớn kiều bào sinh sống ở nước ngoài về quê đón Tết. Nhiều người về quê từ sớm nhưng cũng có ngời đến 30 Tết mới sum họp cùng gia đình. Dẫu sớm hay muộn, được đoàn viên cùng người thân, bạn bè cũng là niềm vui vô bờ”.

Ông Phạm Xuân Sơn, Tổng Giám đốc Công ty CP Bến xe Huế cho biết: “Lượng hành khách về quê dịp Tết thường tăng đột biến. Tết năm nay có những chuyến xe hồi hương muộn, đúng vào ngày cuối năm Đinh Dậu. Đêm giao thường, bến xe vẫn hoạt động bình thường, túc trực trên 24/24, đồng thời bố trí xe trung chuyển, để tạo mọi điều kiện cho người dân về quê ăn Tết”.

Bài, ảnh: Lê Thọ

 

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỷ niệm 30 năm thành lập Công ty cổ phần Bến xe Huế

Sáng 14/4, Công y cổ phần (CP) Bến xe Huế tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập (14/4/1994-14/4/2024). Đến dự có các ông: Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Hoàng Hải Minh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đơn vị liên quan; các nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo Hiệp hội Vận tải Việt Nam và Công ty Bến xe khách các tỉnh, thành.

Kỷ niệm 30 năm thành lập Công ty cổ phần Bến xe Huế
Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ phát động tết trồng cây, đồng thời tiếp tục hưởng ứng phong trào “Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 16/2, tại cồn Dã Viên, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024.

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024
Không để khách đi tàu, xe ùn ứ

Sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, lượng khách đi tàu, xe tăng khá nhiều nhưng chưa đột biến. Đây là dịp các đơn vị quản lý vận tải theo dõi tình hình để có phương án điều chỉnh tour, tuyến, đảm bảo cho hành khách đi lại an toàn.

Không để khách đi tàu, xe ùn ứ
Thiếu nữ Huế & tết

“Tết” - chỉ một từ ấy thôi mà làm xao xuyến bao người, đặc biệt là với những thiếu nữ, lứa tuổi hoa chơm chớm như nụ hồng, rạo rực đón mùa xuân mới với bao mơ ước thầm kín trong tâm hồn thanh khiết, băng tâm.

Thiếu nữ Huế  tết
Ô tô ken dày các trục phố chính, cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết

Sáng 11/2 (mồng 2 Tết Nguyên đán Giáp Thìn), trên các tuyến phố chính như Lê Lợi, Hà Nội, Lê Duẩn, Hùng Vương...và hai đầu cầu Phú Xuân, Dã Viên (TP. Huế), tình trạng kẹt xe diễn ra nghiêm trọng. Lực lượng cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết giao thông để kéo giản lượng người, phương tiện qua lại an toàn.

Ô tô ken dày các trục phố chính, cảnh sát giao thông phải căng mình điều tiết
Return to top