Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ
TTH.VN - Hôm nay (4/9), Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng nhóm G20 được tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thảo luận về vấn đề bất ổn thị trường của Trung Quốc.
Tăng trưởng chậm và biến động thị trường ở Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ các rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 2/9 cảnh báo, khi đề cập đến sự kết hợp của các mối nguy hiểm tiềm năng như đồng tiền mất giá và sự bất ổn của giá cả hàng hóa tại thị trường mới nổi.
![]() |
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng nhóm G20 diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ trong hai ngày 3-4/9 - Ảnh: Economictimes |
Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, G20 khó có khả năng đưa ra bất kỳ biện pháp cụ thể nào nhằm giải quyết hiệu ứng lan tỏa từ những bất ổn trong nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, hay thậm chí kêu gọi Bắc Kinh giải quyết vấn đề cơ cấu, điển hình là vấn đề nợ xấu tăng cao.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso nhận định, một "cuộc tranh luận thẳng thắn" tại G20 sẽ mang lại lợi ích cụ thể về những gì đang xảy ra đối với nền kinh tế Trung Quốc, trong đó có một cuộc thảo luận về vấn đề cơ cấu của nước này.
Các đại biểu tham gia không mong đợi một tuyên bố táo bạo về tiền tệ, khi các thông cáo chính thức có thể sẽ bao gồm một tham chiếu về sự cần thiết của việc tránh thao túng tiền tệ ở Trung Quốc.
Theo Tập đoàn ngân hàng Citigroup (Mỹ), "chúng tôi hy vọng các thông cáo sẽ nghiêng về sự linh hoạt của tỷ giá hối đoái trong bối cảnh tự do hóa thị trường tài chính”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho hay, ông đã yêu cầu các nước thành viên G20 chuẩn bị chiến lược đầu tư nhằm đảm bảo tăng trưởng toàn cầu mạnh mẽ, cân bằng và bền vững.
Ông Erdogan cho biết thêm, việc đầu tư cơ sở hạ tầng là chìa khóa để đảm bảo cho sự tăng trưởng này và điều quan trọng là phải xem xét công cụ tài chính Hồi giáo như một phần của kế hoạch đó.
Thanh Ngân (lược dịch từ Reuters & Economictimes)
- Hàn Quốc tiếp tục đề xuất ngân sách bổ sung hơn 13 tỷ USD hỗ trợ tác động do COVID-19 (02/03)
- Nga coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (02/03)
- 60% dân chúng Mỹ ủng hộ Tổng thống Joe Biden (02/03)
- WHO: Lần đầu tiên trong 7 tuần, số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng trở lại (02/03)
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á (01/03)
- Iran từ chối đàm phán với Mỹ và EU (01/03)
- Tỉ phú Bill Gates: Mỹ sẽ trở lại cuộc sống bình thường vào mùa thu năm nay (01/03)
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia (01/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân