ClockThứ Ba, 19/06/2018 13:15

Hội Nông dân Hương Thủy: Giúp hội viên vượt khó, làm giàu

TTH - Với những giải pháp cụ thể từ chuyển giao khoa học công nghệ, bao tiêu sản phẩm, tạo điều kiện vay vốn..., Hội Nông dân (HND) Hương Thủy giúp hội viên vượt khó làm giàu.

Tập huấn kiến thức bảo vệ môi trường làng nghềNâng chất lượng đàn bò huyện A LướiHương Thủy tiếp tục tập trung thu ngân sách

Mô hình tổ hợp tác chăn nuôi góp phần giúp nông dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Ông Ngô Văn Thịnh, tổ dân phố 10, phường Thủy Phương chia sẻ, gia đình có hơn 2 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, chủ yếu nuôi các loại cá như basa, diêu hồng, rô đầu vuông. Đưa những giống cá mới vào nuôi trồng, chúng tôi gặp không ít khó khăn, vừa thiếu giống vừa khó đầu ra. Các thành viên tổ hợp tác phải ra Bắc, vào Nam tìm kiếm nguồn cung giống, trước khi thu hoạch đại trà, phải gặp từng đầu mối tiêu thụ cá trên địa bàn, giới thiệu và mời dùng thử các sản phẩm cá của người dân trong tổ. Một số hội viên còn mạnh dạn bao tiêu sản phẩm cho người dân, nhờ đó khó khăn ban đầu được giải quyết, thị trường các loại thủy sản trên đã khá ổn định.

Theo ông Võ Oánh, Chủ tịch HND phường Thủy Phương, năm 2015, UBND tỉnh công nhận làng nghề chổi đót Thủy Phương. Một số hộ kinh doanh lớn đứng ra thành lập các tổ, nhóm hợp tác sản xuất, sử dụng lao động địa phương, như hộ ông Nguyễn Đình Dũng sử dụng 40 lao động, với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng. Việc thành lập các tổ, nhóm hợp tác tạo điều kiện cho nông hộ sản xuất nhỏ lẻ đi vào làm ăn tập thể và quan trọng hơn là đoàn kết xóm làng, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Thống kê của HND thị xã Hương Thủy, đến cuối năm 2017, các cấp HND cùng với các ngành vận động thành lập được 61 mô hình kinh tập thể, trong đó có 11 tổ hợp tác hỗ trợ nhau trong sản xuất. Nhiều mô hình có số hội viên đông hỗ trợ lẫn nhau từ đầu ra, đầu vào đến khoa học kỹ thuật… như tổ hợp tác sản xuất tăm hương, cánh đồng lớn cây thanh trà ở xã Dương Hòa, tổ chăn nuôi trâu, bò sinh sản; chi hội nuôi cá ở Thủy Phương; trồng rau an toàn ở Thủy Thanh...

Ông Võ Trọng Thơi, Chủ tịch HND thị xã Hương Thủy cho biết: Thực hiện đề án “Xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân (HTND), đến nay, quỹ HTND thị xã đã quản lý trên 3,3 tỷ đồng; giải ngân cho vay 7 dự án, với 233 lượt hộ vay vốn, xây dựng được hàng chục mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn quả… đem lại hiệu quả kinh tế. Hoạt động ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cũng được Hội tiến hành song song. Hiện Hội đang quản lý 85 tổ tiết kiệm và vay vốn với trên 3 ngàn hội viên tham gia, dư nợ trên 81 tỷ đồng, giúp nông dân kịp thời có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu và thoát nghèo bền vững.

Tiếp tục đồng hành cùng nông dân, HND Hương Thủy đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, tăng cường khai thác các nguồn vốn từ hoạt động tín chấp với các ngân hàng, xây dựng và phát triển quỹ HTND giúp nông dân có vốn sản xuất trong nhiệm kỳ 2018-2023. Hội phối hợp với các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân mua phân bón, thức ăn gia súc, gia cầm, máy nông ngư cơ; thực hiện liên kết “4 nhà” hỗ trợ nông dân thông tin thị trường, cùng với các ngành chức năng xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản, giới thiệu các sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương.

“Thông qua nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân, thời gian tới, Hội sẽ triển khai một số dự án lớn góp phần giải quyết việc làm, hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... theo hướng tổ hợp tác và hợp tác xã; xây dựng các mô hình nông dân cùng sở thích, thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp, giúp nông dân liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”, ông Thơi thông tin.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hạnh phúc cho em”

Sáng 16/3, hàng trăm phụ huynh và học sinh đã tham dự những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Hạnh phúc cho em” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tổ chức.

“Hạnh phúc cho em”
Thoát nghèo, làm giàu từ mô hình mới

Từ phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, trên địa bàn huyện Nam Đông xuất hiện nhiều hội viên, nông dân (HVND) thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng từ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt mới.

Thoát nghèo, làm giàu từ mô hình mới
Chị Viễn vượt khó làm kinh tế giỏi

Phát triển kinh tế từ chăn nuôi và kinh doanh buôn bán, mỗi năm thu nhập trên 250 triệu đồng, chị Trần Thị Viễn, sinh năm 1974 (Thủy Vân, TP. Huế) là tấm gương phụ nữ phát triển kinh tế giỏi ở địa phương.

Chị Viễn vượt khó làm kinh tế giỏi
Return to top