ClockThứ Bảy, 14/07/2018 10:59

Hội thảo "Nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học và Tiếng Việt năm 2018"

TTH.VN - Sáng 14/7, Trường đại học (ĐH) Ngoại ngữ, ĐH Huế phối hợp với Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn, ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học "Nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học và Tiếng Việt năm 2018".

Đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy và quản lý, hướng đến tự chủ đại họcTranh tài hùng biện tiếng Nhật

Tại buổi hội thảo

Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 97 báo cáo của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, trong đó có 88 báo cáo được lựa chọn đưa vào kỷ yếu hội thảo.

Hội thảo làm rõ hai vấn đề chính: Việt ngữ học và văn học Việt Nam (những vấn đề về đặc điểm Tiếng Việt; những phương pháp về giảng dạy Tiếng Việt như một ngoại ngữ; những vấn đề về giảng dạy và nghiên cứu văn học Việt Nam) và Việt Nam học - Những vấn đề lí thuyết, nghiên cứu và giảng dạy (những vấn đề liên quan đến lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam; những vấn đề về hội nhập và phát triển của Việt Nam; những vấn đề liên quan đến công tác đào tạo Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài).

Đây là cơ hội cho giảng viên và học viên của 3 trường công bố những kết quả nghiên cứu, giao lưu, trao đổi học thuật về giảng dạy Việt Nam học và Tiếng Việt; đồng thời thảo luận nhiều vấn đề thực tiễn, cấp bách đang đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển quốc tế.

Tin, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trẻ dân tộc thiểu số tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt

Sau 1 năm thực hiện kế hoạch số 343/KH-UBND tỉnh về việc thực hiện đề án “Tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”, đến nay, các trường mầm non có trẻ em người dân tộc thiểu số có đủ các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục mầm non, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ, phù hợp theo từng độ tuổi đối với trẻ em trong độ tuổi đến trường.

Trẻ dân tộc thiểu số tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt
Đường Sư Liễu Quán nên ở đâu là phù hợp?

Đường Sư Liễu Quán hiện tại là con đường ngang qua trước mặt chùa Từ Đàm, giới hạn bởi 2 tuyến Phan Bội Châu ở phía đông và Điện Biên Phủ ở phía tây nên rất ngắn, cảm giác chưa tương xứng lắm với công đức, hành trạng của người mà đường mang tên.

Đường Sư Liễu Quán nên ở đâu là phù hợp
Giao lưu tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số

Ngày 1/12, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày hội giao lưu tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ người dân tộc thiểu số năm học 2023-2024 tại Trường mầm non Bắc Sơn và Trường mầm non A Ngo, huyện A Lưới.

Giao lưu tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số

TIN MỚI

Return to top