Hơn 1,2 tỷ đồng phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2015
TTH.VN - 100% mẫu tôm bệnh, tôm giống được xét nghiệm và trả kết quả không quá 24 giờ.
UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2015 với mục tiêu đặt ra là khống chế diện tích dịch bệnh nguy hiểm dưới 5% diện tích thả nuôi; kiểm dịch 90% giống thủy sản sản xuất trong tỉnh; kiểm tra 80% giống tôm thẻ nhập từ ngoài tỉnh về trước lúc thả nuôi; 100% mẫu tôm bệnh, tôm giống được xét nghiệm và trả kết quả không quá 24 giờ.
![]() |
Kiểm tra chất lượng tôm giống tại bể ươm giống của Công ty cổ phần chăn nuôi CP - Phong Điền.
|
Theo đó, các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2015 sẽ triển khai đồng bộ từ công tác tuyên truyền, giám sát cho đến xử lý ổ dịch. Phải thực hiện giám sát thường xuyên, tất cả các đối tượng thủy sản nuôi mắc các bệnh nguy hiểm đều phải được phát hiện và báo cáo kịp thời để xử lý nhanh, gọn, không để lây lan trên diện rộng. Đặc biệt, giám sát chủ động đối với tôm chân trắng và tôm sú để phát hiện sự lưu hành của virus bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu thông qua thu mẫu giám sát và xét nghiệm định kỳ ở vùng nuôi và các trại giống.
Phương thức thực hiện là chọn 3 huyện nuôi tôm trọng điểm: Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, mỗi huyện 2 xã, mỗi xã 4 hộ, mỗi hộ thu 2 mẫu/tháng. Thời gian lấy mẫu từ tháng 2 đến tháng 5, lấy mẫu tại trại giống 5 ngày/lần, tại vùng nuôi 15 ngày/lần.
Khi xác định hồ nuôi bị dịch bệnh nguy hiểm phải tiến hành xử lý ngay không để lây lan trên diện rộng. Có thể xử lý bằng thu hoạch, điều trị hoặc tiêu hủy. Không xả nước thải, chất thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường; không vứt thủy sản mắc bệnh, chết, nghi mắc bệnh ra môi trường.
Tổng kinh phí thực hiện 1.277 triệu đồng, trong đó kinh phí cấp tỉnh hỗ trợ trên 373 triệu đồng để tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, giám sát dịch bệnh, xét nghiệm bệnh tôm, điều tra, xử lý ổ dịch. Kinh phí cấp huyện, xã hỗ trợ 23,7 triệu đồng để tuyên truyền hội nghị đầu bờ, điều tra, xử lý ổ dịch ban đầu. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản 880 triệu đồng để chi trả hóa chất xử lý kênh mương, ao hồ.
Gia Bảo
- Ngăn chặn thổi giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn (11/04)
- Đề xuất thêm đối tượng được hưởng gia hạn thuế vì dịch COVID-19 (11/04)
- Nghiên cứu giống sắn kháng bệnh khảm lá (10/04)
- Chia sẻ kinh nghiệm triển khai và vận hành dịch vụ đô thị thông minh (10/04)
- Hệ thống cảng biển của Việt Nam có thêm 8 bến cảng mới (10/04)
- Xuất khẩu dệt may tăng nhẹ trong quý 1/2021 (10/04)
- Đã kinh doanh, phải chấp nhận rủi ro (09/04)
- Khu Bảo tồn Sao La: Ghi nhận nhiều loài quý hiếm (09/04)
-
Đề xuất thêm đối tượng được hưởng gia hạn thuế vì dịch COVID-19
- Phấn đấu trồng mới 7 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025
- Di dời, hạ giải nhà máy xi măng Long Thọ
- Giảm nghèo bền vững: Trao cần câu hơn trao con cá - Bài 1: Câu chuyện từ nhận thức
- Dự án sen Huế của Trường đại học Nông Lâm được Bộ Ngoại giao Bulgaria tài trợ
- Ảnh hưởng do dịch Covid-19, doanh nghiệp mong sự hỗ trợ trực tiếp
- Chuyển đổi số câu chuyện của VNPT
- Ồ ạt chở cát ra khỏi dự án
- Huy động hơn 39.200 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong quý I
- Kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm không khí do bụi
-
Tiếp tục tháo gỡ, xử lý các vướng mắc tại mỏ đá Đồng Lâm - bài 2: Giải pháp hài hòa quyền lợi, phát triển bền vững
- “Bà đỡ” cho kinh tế tập thể
- Chuyển đổi số câu chuyện của VNPT
- Trà sữa dâu rừng – mang nắng xuân hè chào mùa mới
- Tiếp tục tháo gỡ, xử lý các vướng mắc tại mỏ đá Đồng Lâm - Bài : Đảm bảo quyền lợi người dân
- Không để thủ tục hành chính làm chậm tiến độ
- Không còn là giấc mơ
- Dự án sen Huế của Trường đại học Nông Lâm được Bộ Ngoại giao Bulgaria tài trợ
- Khu Bảo tồn Sao La: Ghi nhận nhiều loài quý hiếm
- Đã kinh doanh, phải chấp nhận rủi ro