ClockThứ Hai, 29/08/2016 20:53

Hơn 13 tỷ đồng tu bổ và tôn tạo di tích Cầu ngói Thanh Toàn

TTH - Phần kinh phí này được UBND tỉnh quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Cầu ngói Thanh Toàn, thời gian thực hiện trong 3 năm.

Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu bằng gỗ có kiến trúc thượng gia hạ kiều (trên nhà dưới cầu), bắc qua con sông Như Ý, làng Thanh Thủy Chánh, thuộc xã Thuỷ Thanh, Hương Thuỷ. Công trình có tuổi thọ gần 240 năm,  đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia. Từ khi được xây dựng đến nay, Cầu ngói Thanh Toàn đã qua 4 lần sửa chữa, trùng tu, lần gần đây nhất vào năm 1990. hiện nay, Cầu ngói Thanh Toàn đã xuống cấp trầm trọng, không còn đảm bảo an toàn cho người dân và du khách qua lại. Với mức đầu từ trên, cầu ngói Thanh Toàn sẽ được gia cố nền móng công trình, phục hồi các hạng mục với yêu cầu tận dụng tối đa nguyên bản, vật liệu gốc, như: hệ ván lát sàn; hệ mái lợp ngói âm ống men, trang trí bờ mái, bờ nóc, bờ quyết, ô hộc, điện chiếu sáng…

Thu Thủy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trùng tu di tích đình làng

Là địa phương có khá nhiều đình làng và di tích văn hóa lịch sử, thời gian qua TP. Huế ưu tiên nguồn lực bố trí vốn đầu tư nâng cấp, trùng tu các công trình đình làng nhằm góp phần bảo tồn và phục hồi, hướng đến tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tại các di tích.

Trùng tu di tích đình làng
Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, Trường THPT Hai Bà Trưng đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm và dạy học nội khóa tại thực địa.

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử
Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
Return to top