Thế giới

Hơn 2 triệu người di cư kéo đến châu Âu trong 2 năm tới

ClockThứ Ba, 24/11/2015 14:34
TTH.VN - Dự kiến sẽ có hơn 1,5 triệu người di cư kéo đến châu Âu ​​trong năm 2016 và thêm 500.000 người nữa vào năm 2017.


Hơn 1 triệu người tị nạn đã đổ vào châu Âu từ đầu năm đến nay. Ảnh: Reuters

Các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp nhau tại Brussels vào ngày Chủ nhật tới đây (29/11) để thảo luận về vấn đề di cư và cải thiện mối quan hệ giữa EU và Ankara, Reuters trích dẫn thông tin được Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk tiết lộ trên mạng xã hội Twitter ngày hôm qua (23/11).

EU rất cần sự hợp tác của Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn dòng chảy những người di cư đang đổ vào khối 28 quốc gia này, trong bối cảnh các cuộc chiến tranh ở Syria, Iraq và châu Phi gây ra “cơn lũ” của khoảng 1 triệu người tị nạn đã kéo đến đây chỉ tính từ đầu năm đến nay, với hy vọng tìm kiếm một cuộc sống an toàn và tốt đẹp hơn ở các nước EU giàu có.
 
"Tôi kêu gọi một hội nghị thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ vào lúc 16 giờ ngày Chủ nhật 29/11 sắp tới, với mục đích làm hồi sinh mối quan hệ của chúng ta và ngăn chặn dòng người di cư", Chủ tịch EC Tusk nói. "Quyết định của tôi được đưa ra sau một đề nghị tích cực của Ủy ban châu Âu và cuộc điện thoại buổi tối này với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu".
 
Ông Donald Tusk - Chủ tịch các cuộc họp của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu, hôm 12/11 đã nhất trí tổ chức một cuộc họp ở Brussels với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thêm lần nữa về một thỏa thuận ngăn chặn dòng chảy những người di cư. Ông Tusk cho biết, thời điểm trên đã gần như chắc chắn; và ngay sau đó, các cuộc đàm phán vẫn sẽ tiếp tục, theo lời của các quan chức và các nhà ngoại giao.
 
Dòng chảy những người tị nạn vào châu Âu vẫn còn rất nhỏ so với con số những người đang tạm trú ở các nước láng giềng của Syria. Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Jordan có số người tị nạn Syria lần lượt vượt quá 2 triệu, 1 triệu và 600.000 người.
 
Trong sự trao đổi để Thổ Nhĩ Kỳ giúp giữ những người tị nạn ở lại bên ngoài châu Âu, các nước EU sẵn sàng tăng cường các cuộc đàm phán vốn đã bị đình trệ trong thời gian dài để đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên chính thức của Liên minh châu Âu, đồng thời cung cấp cho quốc gia này lên đến 3 tỷ euro viện trợ tài chính.
Tố Quyên (lược dịch từ Reuters & Dailystar)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top