Hungary đưa quân đội vào giải quyết vấn đề người tị nạn
TTH.VN - Quốc hội Hungary vừa thông qua điều luật cho phép điều quân đội tới hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan tới cuộc khủng hoảng người tị nạn.
Cảnh sát Hungary ứng phó với người tị nạn tại biên giới - Ảnh: Reuters
Theo Russia Today, luật vừa thông qua với 151 phiếu thuận, 12 phiếu chống và 27 phiếu trắng cho phép lực lượng quân đội được sử dụng vũ khí không sát thương như đạn cao su, súng hơi cay… trong khi làm nhiệm vụ.
Ngày 21-9, thủ tướng Viktor Orban nói hàng triệu người tị nạn dự kiến sẽ tới châu Âu và chưa có dấu hiệu nào cho thấy viễn cảnh này sẽ dừng lại.
Trong phiên điều trần trước quốc hội Hungary, ông Orban nói: “Hàng trăm ngàn người tị nạn đã tới rồi và chúng tôi dự đoán hàng triệu người nữa sẽ tiếp tục tới. Chúng tôi không thấy điểm kết thúc của sự việc này. Sẽ có thêm hàng triệu người muốn tham gia hành trình đến châu Âu”.
Cũng theo thủ tướng Orban, khoảng 10 triệu người tị nạn có thể đến từ các nước Syria, Somalia, Liby, Sudan và Afghnistan.
Ngày 19-9, Hungary đã xây xong hàng rào dài 41km dọc theo biên giới với Croatia. Budapest cũng đã cáo buộc Zagreb vì xâm phạm chủ quyền Hungary sau khi Croatia cho phép một tàu chở hàng ngàn người tị nạn vào Hungary.
Theo Liên hợp quốc, kể từ đầu năm, tổng cộng có hơn 300.000 người di cư vượt Địa Trung Hải tới châu Âu, dự tính con số này sẽ vượt mốc 850.000 người vào năm 2016.
Theo Tuoitre
- Nga coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (02/03)
- 60% dân chúng Mỹ ủng hộ Tổng thống Joe Biden (02/03)
- WHO: Lần đầu tiên trong 7 tuần, số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng trở lại (02/03)
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á (01/03)
- Iran từ chối đàm phán với Mỹ và EU (01/03)
- Tỉ phú Bill Gates: Mỹ sẽ trở lại cuộc sống bình thường vào mùa thu năm nay (01/03)
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia (01/03)
- Thủ tướng Hun Sen chọn Vaccine AstraZeneca để tiêm phòng Covid-19 (01/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Anh nhất trí gia hạn thời gian phê chuẩn thỏa thuận hậu Brexit cho EU
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược