ClockThứ Sáu, 12/07/2019 12:38

Hướng dẫn phương pháp chống hạn cho bưởi thanh trà

TTH.VN - Chủ động tưới nước tạo độ ẩm thích hợp nhằm tăng sản lượng và chất lượng bưởi thanh trà. Đó là nội dung chính tại cuộc họp của Trung tâm Khuyến nông tỉnh vào ngày 12/7 về việc hướng dẫn nông dân ứng phó nắng hạn cho cây bưởi thanh trà.

“Giải hạn” cho cây thanh trà

Theo hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông, có thể duy trì độ ẩm đất thường xuyên bằng cách áp dụng các biện pháp tưới khác nhau, như tưới bề mặt (tưới tràn hoặc tưới theo rãnh), tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa... Để tưới có hiệu quả cần chọn phương pháp tưới phù hợp với điều kiện đất đai, điều kiện địa hình và nguồn nước, khả năng đầu tư...

Bưởi thanh trà đang cần nước để nâng cao chất lượng

Đối với các vườn bưởi thanh trà trên địa bàn tỉnh phù hợp nhất là áp dụng phương pháp tưới phun mưa. Kỹ thuật tưới phun mưa, sử dụng máy bơm nước cột áp cao kèm theo ống dẫn và mũi phun tạo mưa. Đây là phương pháp tưới hiện đại có tác dụng nhiều mặt cả về tạo độ ẩm cho đất và làm mát cho cây, kích thích sinh trưởng; với hình thức tưới này vừa tiết kiệm tài nguyên nước, vừa tiết kiệm thời gian, tiết kiệm điện và công lao động... Nông dân cần chú ý không được tưới đẫm nước đột ngột gây nên hiện tượng nứt quả, rụng quả do sức trương hạt lớn hơn sức căng vỏ quả.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi bất thường, nắng nóng, nhiệt độ cao, ít mưa hơn mọi năm gây ra khô hạn ở nhiều nơi, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây trồng, đặc biệt là cây trồng cạn. 

Đây cũng là thời kỳ quả bưởi thanh trà bắt đầu phát triển mạnh. Vì thế, thời kỳ này cây thanh trà cần nước rất cao, duy trì độ ẩm đất từ 70-75% thường xuyên; nếu giai đoạn này không được tưới nước đầy đủ, quả sẽ chậm lớn, vỏ quả dày, khi có mưa, độ ẩm thay đổi đột ngột (khi thì quá khô, khi thì quá ẩm) dẫn đến tình trạng nứt quả, quả rụng hàng loạt, chất lượng thấp, mẫu mã không được đẹp.

Tin, ảnh: Hoàng Thế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Chủ động phòng ngừa cháy, nổ mùa nắng

Trước diễn biến bất thường của thời tiết, ngành chức năng đã phát đi thông tin cảnh báo đến người dân trên địa bàn tỉnh, cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không chủ quan, lơ là trong việc phòng ngừa cháy, nổ do nắng nóng.

Chủ động phòng ngừa cháy, nổ mùa nắng
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Chủ động hơn với xu hướng du lịch mới

Khảo sát của Booking.com chỉ ra 7 xu hướng du lịch được du khách yêu thích trong năm 2024. Thừa Thiên Huế có điều kiện thuận lợi để đáp ứng các xu hướng mới về du lịch. Vấn đề đặt ra là sự chủ động trong việc nắm bắt và khai thác lợi thế.

Chủ động hơn với xu hướng du lịch mới
Return to top