ClockThứ Năm, 26/04/2018 06:15

Hướng đến chăn nuôi tổng hợp

TTH - Giá heo thiếu ổn định khiến người chăn nuôi gặp khó. Cơ quan chức năng khuyến cáo người nuôi cần hướng đến những mô hình chăn nuôi tổng hợp, mang tính bền vững.

Giá heo tăng, nông dân thận trọng tái đàn

Sau thời gian dài hạ giá, người chăn nuôi heo ở huyện Quảng Điền đã có lãi khi giá heo hơi tăng cao

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, thông thường giá trị đàn heo chiếm đến hơn 50%. Thời điểm này, giá heo hơi tăng gần 40 nghìn đồng/kg mang đến những tín hiệu vui cho người nuôi. Tuy nhiên, thị trường luôn biến động nên người chăn nuôi cần có những phương thức đầu tư hợp lý, mang tính dài hạn.

Sau thời gian dài heo hơi giảm giá, nhiều gia trại (GT) quy mô nhỏ tại xã Quảng Vinh, Quảng Thái, Quảng Lợi (huyện Quảng Điền) gặp nhiều khó khăn. Theo khảo sát của Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, số lượng GT tại huyện này giảm gần 50%.

Mặc dù giá heo đang tăng, song người chăn nuôi cần thận trọng. Những mô hình kết hợp các loại vật nuôi cũng được cơ quan chức năng tuyên truyền để người nuôi áp dụng.

Ông Hồ Đăng Định, chủ trang trại (TT) ở xã Quảng Vinh ngoài nuôi hơn 60 heo thịt và 10 heo nái còn kết hợp thả khoảng 4.500 con gà. Ông Định tỏ ra khá dè chừng, chỉ ổn định đàn heo chứ không tăng đàn. “Giá heo đang dao động 37-38 nghìn/kg. Với mức giá này người nuôi lãi khoảng 400 ngàn/con. Tui phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp, thả nuôi thêm gà để cân đối nguồn thu nhập. Giá  gà đang ở mức cao và ổn định khoảng 62-63 nghìn đồng/kg. Từ đầu năm đến nay, tui đã xuất bán 3 lứa gà cho thu nhập khoảng 25 triệu đồng/lứa, là nguồn thu bù thua lỗ trong chăn nuôi heo”, ông Định nói.

Hiện nay, nhiều nông dân tích cực đầu tư, nghiên cứu, thử nghiệm các loại vật nuôi mới như trồng cỏ nuôi bò và cá; nuôi vịt trời, gà rừng, gà Đông Tảo; nuôi thỏ lấy thịt và sinh sản; nuôi chim yến; nuôi gà Ai Cập lấy trứng; nuôi bò nhốt chuồng...; kết hợp chăn nuôi và trồng trọt để tăng thu nhập.

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, mô hình chăn nuôi của ông Lê Quang Quảng (xã Quảng lợi) giảm số lượng heo và tăng đàn gà lên hơn 3.000 con; thả nuôi gần 10 con bò để nâng cao thu nhập.

“Nếu phụ thuộc vào một loại vật nuôi thì đến lúc giảm giá cầm chắc thua lỗ. Để đảm bảo an toàn nên kết hợp nhiều loại vật nuôi, ngoài số lượng gà cho thu nhập đều đặn hơn trăm triệu đồng/năm, vừa qua, tui vừa xuất bán lứa bò”, ông Quảng chia sẻ.

Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền Phan Văn Lự thông tin, so với năm 2010, giá trị đàn gia cầm tăng khá mạnh (9,47%), giá trị đàn heo và trâu có giảm. Toàn huyện có 97 TT gồm 67 TT vùng cát, 30 TT vùng đất thục nội đồng.

“Người dân cần hướng đến những mô hình chăn nuôi tổng hợp và liên kết với các DN để ổn định đầu ra. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình nạc hóa đàn lợn, sind hóa đàn bò hướng tới loại bỏ hoàn toàn bò cóc, chủ động nguồn giống gia súc tại chỗ. Chuyển một số diện tích đất trồng lúa, rau màu hiệu quả thấp sang trồng cỏ nuôi bò nhằm chủ động nguồn thức ăn. Có những biện pháp nâng cao năng lực cho người chăn nuôi để thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi, tạo sản phẩm có thương hiệu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng”, ông Lự cho hay.

Tại các địa phương khác, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng TT, sản xuất hàng hóa.

Bà Trần Thị Diệu Minh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền chia sẻ: “Chúng tôi khuyến khích nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào chăn nuôi như, nuôi bò theo hình thức thâm canh, nuôi heo trên đệm lót sinh học…góp phần nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp”.

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh, dù ngành chăn nuôi của tỉnh đã có nhiều phát triển, có nhiều TT được hình thành và đưa vào sản xuất có hiệu quả, song, phần lớn vẫn còn chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán. Thời điểm này, gía heo đang ở mức cao. Tuy nhiên, người chăn nuôi không vì thế chú trọng vào một loại vật nuôi mà cần tìm hiểu kỹ thị trường để có hướng đầu tư hợp lý. Ngoài ra, chăn nuôi tổng hợp là một mô hình để cân đối nguồn thu nhập từ kinh tế TT, GT.

“Toàn tỉnh hiện có tổng đàn trâu khoảng hơn 22.600 con, tổng đàn bò gần 33.600 con, tổng đàn heo hơn 179.000 con, tổng đàn gia cầm có 2.778.180 con…Chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện cho DN đầu tư phát triển chăn nuôi TT theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; nhân rộng mô hình chăn nuôi heo hình thức TT, phát triển liên kết “bốn nhà” trong sản xuất, hướng đến tổng đàn và tổng sản lượng các loại vật nuôi tăng trưởng bình quân 3%/năm”, ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh thông tin.

Bài, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Hướng đến mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh

Thừa Thiên Huế triển khai nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Đây cũng là hoạt động khởi đầu cho vụ trồng rừng năm 2024, với mục tiêu cùng cả nước hoàn thành chương trình “Trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”.

Hướng đến mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh
Anh Noh chăm chỉ

Chăm chỉ học hỏi và áp dụng kiến thức, anh Viên Đăng Noh ở thôn A chi Hương Sơn, xã A Roàng, A Lưới thực hiện và phát triển mô hình nuôi dê bán chăn thả khá thành công…

Anh Noh chăm chỉ
Return to top