ClockThứ Bảy, 21/02/2015 06:37

Hương sắc thiên nhiên trong bánh trái cây

TTH - Mang cả thiên nhiên vào món bánh này cùng với ước mong sung túc, đủ đầy, phụ nữ Huế đã kỳ công tạo nên những chiếc bánh trái cây sắc màu, xinh xắn trong những ngày Tết.

Truy về nguồn cội thì theo các nghệ nhân ẩm thực Huế trứ danh, một trong những loại bánh trái cây nổi tiếng chính là bánh đào tiên (hình quả đào đỏ thắm) do bà Bích Hồ Hoàng Phủ Dực (tức Diệu Ngọc Nguyễn Thị Thanh), cô giáo của Nữ công Học hội, một tổ chức phụ nữ Việt Nam đầu tiên được thành lập năm 1927 tại Huế do bà Đạm Phương làm Hội trưởng. Sau đó, món bánh này được truyền lại cho lớp hậu duệ.

Cây bánh và mâm bánh trái cây do nghệ nhân ẩm thực Mai Thị Trà thực hiện. Ảnh nghệ nhân Mai Thị Trà cung cấp
Tùy theo sự khéo léo của các chị, các bà, nhiều người nặn ra các loại quả khác nhau như: đu đủ, mãng cầu, thanh long, xoài, khế tây, măng cụt… Nguyên liệu chính làm bánh là từ đậu xanh bóc vỏ nấu chín, trộn đường rồi xên trên lửa đến khi khô cầm không dính tay. Hỗn hợp này nhồi nhuyễn rồi mới tạo hình các loại trái cây… Kỹ năng tạo hình phụ thuộc vào độ khéo tay và kinh nghiệm trong nghề. Sau khi sấy bánh để khô lớp áo ngoài, bánh sẽ được phủ một lớp đông sương mỏng rồi lên màu hoặc là pha màu trong lúc nấu đông sương rồi nhúng bánh.
Bà Mỹ kiểm tra bánh trước khi giao cho khách hàng
So với cách dùng phẩm màu, phụ nữ Huế thường kỳ công tạo ra sắc màu và pha chế cho phù hợp từ cây trái tự nhiên để bánh có hương vị tươi ngon như màu đỏ từ quả gấc hoặc nước ép dâu tây, màu xanh từ lá dứa, màu hồng tím từ củ dền… Theo bà Nguyễn Thị Mỹ ở kiệt 110/27/3 Kim Long (Phường Kim Long, TP Huế), có 30 năm gắn bó với nghề làm bánh trái cây thì người làm bánh phải theo dõi từ khâu đãi, dáo đậu, dồi, bắt bánh, sấy cho đến khi lên màu, chỉ cần sơ sẩy một công đoạn thì bánh coi như bỏ.
Năm, bảy năm về trước, món bánh trái cây rất thịnh hành trong lễ, tết nhưng nay chỉ còn một vài gia đình duy trì cách làm bánh này như một truyền thống hiếm hoi để truyền dạy nữ công gia chánh cho con cháu. “Ngày trước, người ta làm bánh trái đào, quất về gắn lên cây chưng ở phòng khách y như thật. Chỉ cần nhìn cây bánh là biết độ khéo tay của đàn bà, con gái trong nhà”, nghệ nhân ẩm thực Mai Thị Trà đã kể như vậy khi tự tay bà làm cây bánh quất và lẵng bánh trái cây phục vụ quan khách trong một buổi tiệc tại Liễu Quán (TP Huế).
Khách nước ngoài tham gia tour khám phá ẩm thực Huế trầm trồ trước cây bánh đào tiên của nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà ở Tịnh Gia Viên. Không ít người nhầm tưởng đó là giống đào cảnh Huế được chủ nhân nhà hàng kỳ công tạo dáng. Mãi đến khi ăn họ mới biết cây là thật mà quả là “giả”. Thế mới phục cái tài nữ công của phụ nữ Huế!
A.Túc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top