Hy Lạp cần 24 tỷ euro trong đợt viện trợ đầu tiên
TTH.VN - Hy Lạp có thể cần đến 24 tỷ euro trong đợt viện trợ đầu tiên của gói cứu trợ tài chính mới từ các chủ nợ quốc tế trong tháng 8 này để vực dậy các ngân hàng và trả các khoản nợ đến hạn cho ECB, một tờ báo Hy Lạp ủng hộ chính phủ trong ấn bản sáng nay (2/8) cho biết.
Athens hiện đang tiến hành các cuộc đàm phán với Ủy ban châu Âu EC và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF để bảo đảm nhận được gói cứu trợ mới trị giá đến 86 tỷ euro (94,48 tỷ USD). Đây sẽ được gói cứu trợ thứ 3 kể từ năm 2010.
Hy Lạp có thể cần đến 24 tỷ euro trong đợt viện trợ đầu tiên. Ảnh: Reuters.
Báo Avgi, một tờ báo có mối quan hệ gần gũi với chính phủ cánh tả Syriza cho biết, các nhà chức trách Hy Lạp dự kiến kết thúc các cuộc đàm phán với các chủ nợ vào giữa tháng 8/2015.
24,36 tỷ euro trong đợt cứu trợ đầu tiên này được sử dụng để chuyển 10 tỷ euro tái cấp vốn ban đầu cho các ngân hàng Hy Lạp; 7,16 tỷ euro để hoàn trả một khoản vay bắc cầu khẩn cấp; 3,2 tỷ euro cho các trái phiếu Hy Lạp đang bị Ngân hàng Trung ương châu Âu nắm giữ, và các khoản thanh toán khác, Avgi cho biết.
Theo ước tính, các ngân hàng Hy Lạp có thể cần đến 25 tỷ euro để điều chỉnh vốn, khi sự thiếu hụt vốn ngày càng trầm trọng hơn do việc sụt giảm các khoản tiền gửi trong bối cảnh bế tắc với các chủ nợ đe dọa vị trí của Athens trong khu vực đồng euro.
Các dòng tiền rời khỏi đất nước đã lên cao đỉnh điểm khi chính quyền Hy Lạp áp đặt lệnh kiểm soát vốn vào ngày 29/6 vừa qua nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính.
Để đổi lấy gói cứu trợ mới, Hy Lạp đã chấp nhận tiến hành nhiều cải cách, kể cả việc điều chỉnh lương hưu đáng kể, tăng thuế giá trị gia tăng, các biện pháp tự do hóa nền kinh tế và hạn chế chi tiêu công.
Nếu các cuộc đàm phán không được hoàn thành đúng hạn, các nhà chức trách châu Âu có thể phải cung cấp thêm các khoản tài trợ tạm thời như đã làm với một khoản vay bắc cầu hồi tháng 7, mặc dù Avgi nói rằng khả năng này không được thảo luận với chủ nợ.
Bảo Nghi (lược dịch từ Reuters & Worldforumnews)
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria (26/02)
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội (26/02)
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường (26/02)
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2 (26/02)
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn (25/02)
- Singapore sẽ cần thêm 1,2 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025 (25/02)
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược (25/02)
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân (25/02)
-
Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
- Campuchia sử dụng hệ thống QR Code “ Stop Covid” để kiểm soát những nơi đông người
- Nga phát hiện ca nhiễm cúm gia cầm H5N8 đầu tiên ở người
- Tổng thống Mỹ sẽ phê duyệt tuyên bố thảm họa của tiểu bang Texas
-
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- Nhiều dấu hiệu khả quan rằng ASEAN sẽ phục hồi vào năm 2021
- Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Nỗ lực vì nền kinh tế đại dương bền vững