ClockThứ Năm, 28/04/2016 06:00

Hy Lạp tìm kiếm sự hỗ trợ của EU trong các cuộc đàm phán nợ

TTH.VN - Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ Liên minh châu Âu nhằm phá vỡ bế tắc trong các cuộc đàm phán nợ quan trọng, sau khi phát ngôn viên của ông cáo buộc IMF đang "phá hoại" tiến trình này, theo tin từ AFP sáng nay (28/4).

Hy vọng khơi thông bế tắc trong đàm phán giữa EU-IMF và Hy LạpHy Lạp có khả năng sẽ được giảm nợ bên lề cuộc họp sắp tới của IMF

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. Ảnh: AFP

Văn phòng Thủ tướng Tsipras cho biết, Thủ tướng đã yêu cầu Chủ tịch EU Donald Tusk kêu gọi một hội nghị thượng đỉnh để giúp tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán với các chủ nợ của Hy Lạp. Động thái này được đưa ra sau khi một cuộc họp của Eurogroup dự kiến sẽ diễn ra vào hôm nay (28/4) bị hoãn lại, nhấn chìm những hy vọng của Hy Lạp về một thỏa thuận vào Chủ nhật tới để khởi động các cuộc đàm phán giảm nợ.

Chủ tịch EU Tusk tiết lộ, ông đã kêu gọi các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro gặp nhau "trong những ngày tới", cảnh báo rằng nếu không hành động có thể sẽ dẫn đến sự lặp lại thảm kịch hồi mùa hè năm ngoái khi phải chứng kiến Hy Lạp sắp bị buộc phải rời khỏi khu vực đồng euro.

"Chúng ta phải tránh tình trạng không chắc chắn mới cho Hy Lạp", Chủ tịch Tusk nói.

Theo một nguồn tin của Chính phủ Hy Lạp, Thủ tướng Tsipras và Chủ tịch Tusk sẽ gặp nhau để bàn thảo thêm một lần nữa vào hôm nay (28/4).

Trong khi đó, Chủ tịch Eurogroup Jeroen Dijsselbloem ngày hôm qua cho biết, cuộc họp tiếp theo của các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro có thể sẽ diễn ra "vào tuần tới hoặc cuối tuần sau". "Chúng tôi cần thêm thời gian để làm việc với các tổ chức và Chính phủ Hy Lạp" về các vấn đề pháp lý và chính trị, cũng như các vấn đề về giảm nợ, ông nói thêm.

Hy Lạp đang tìm cách mở khóa khoản tiền đã được hứa hẹn từ gói giải cứu khổng lồ trị giá 86 tỷ euro (95 tỷ USD) – gói thứ ba kể từ năm 2010 - đã được nhất trí vào năm ngoái sau nhiều tháng đàm phán quanh co với Liên minh châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, cơ chế giải cứu châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.

Bất đồng về “các biện pháp dự phòng”

Theo tin từ AFP, phát ngôn viên của chính phủ Hy Lạp – ông Olga Gerovassili cáo buộc rằng IMF đang "phá hoại" các cuộc đàm phán mới nhất với những yêu cầu vượt xa các thỏa thuận cứu trợ tài chính.

Đặc biệt, Hy Lạp tin rằng IMF đứng đằng sau "các biện pháp dự phòng" bổ sung mà khu vực châu Âu tuần trước đã yêu cầu để kết thúc vòng đàm phán hiện nay.

Hy Lạp đã cam kết tiết kiệm 5,4 tỷ euro vào năm 2018 để đáp ứng các mục tiêu cứu trợ, nhưng các biện pháp mới - mà các chủ nợ muốn nhận được sự chấp thuận của Quốc hội hiện nay và áp dụng sau này nếu cần thiết – khiến con số này có thể phải tăng thêm 3,6 tỷ euro nữa.

Ông Gerovassili cho rằng, yêu cầu mới này "vượt ra ngoài giới hạn của hiến pháp Hy Lạp và các hệ thống pháp luật châu Âu".

Theo các nguồn tin của Chính phủ Hy Lạp, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cũng đã được gọi là yêu cầu của IMF là "bất hợp lý".

Chính phủ Hy Lạp đang phải đối mặt với việc phải trả một khoản nợ lớn cho Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB vào tháng 7 tới, lên tới khoảng 2,3 tỷ euro (2,6 tỷ USD). Tuy nhiên, phát ngôn viên Gerovassili hôm qua nói rằng, "không có gì bất an" về nguồn dự trữ tiền mặt của Hy Lạp.

Một nguồn tin nắm rõ vấn đề này nói với AFP rằng Hy Lạp – đất nước đang gánh một “ núi nợ” lên đến 311 tỷ euro - có thể xử lý các khoản thanh toán mà không gặp khó khăn lớn cho đến cuối tháng 5.

Chính phủ Hy Lạp trong những tuần gần đây đã tập hợp khoảng 500 triệu euro từ nguồn dự trữ tiền mặt của các tổ chức nhà nước, bao gồm cả quốc hội và các quỹ an sinh xã hội, các nguồn bổ sung.

Nợ của Hy Lạp đang ở mức 177% tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 - gần gấp đôi toàn bộ sản lượng kinh tế của Hy Lạp trong một năm.

Tố Quyên (Lược dịch từ AFP & Newsunited)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Hàn Quốc, Chile đàm phán nâng cấp FTA song phương

Hãng tin Yonhap News Agency dẫn thông tin từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc và Chile sẽ khởi động một vòng đàm phán mới về nâng cấp hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) nhằm ứng phó với những thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu.

Hàn Quốc, Chile đàm phán nâng cấp FTA song phương
Ấn Độ, Mỹ đàm phán tăng cường quan hệ đối tác

Các quan chức nội các hàng đầu của Ấn Độ và Mỹ vừa có cuộc hội đàm vào ngày 10/11, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa tình hữu nghị giữa hai quốc gia để có thể đối phó với những thách thức địa chính trị, cũng như thách thức toàn cầu cấp bách.

Ấn Độ, Mỹ đàm phán tăng cường quan hệ đối tác
Return to top