Thế giới Thế giới
ICAO nhất trí các tiêu chuẩn khí thải đối với máy bay
TTH.VN - Hôm 8/2, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và các nhà lãnh đạo hàng không toàn cầu đạt được những tiêu chuẩn về khí thải carbon dioxide (CO2) đầu tiên trên thế giới đối với chương trình sản xuất máy bay mới bắt đầu từ năm 2020.
![]() |
Tiêu chuẩn khí thải đầu tiên trên thế giới sẽ được áp dụng đối với các máy bay kiểu mới từ năm 2020. Ảnh: USnews |
Tiêu chuẩn mới nhắm vào các nhà sản xuất máy bay lớn và nhỏ vừa được Cơ quan hàng không của Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua tại Montreal, trong bối cảnh những rạn nứt giữa châu Âu và Mỹ về cách thiết lập các tiêu chuẩn hiệu quả.
Trong đó, các tiêu chuẩn mới đặt mục tiêu giảm thiểu 33% khí thải cho máy bay mới loại lớn ở ngay công đoạn sản xuất, bắt đầu từ năm 2023 và duy trì trong khoảng thời gian 5 năm, theo các nguồn tin chính thức.
Các nhà đàm phán cũng đồng ý một tiêu chuẩn thứ hai về việc cắt giảm 36% lượng khí thải đối với các mô hình máy bay kiểu mới bắt đầu từ năm 2020. Các tiêu chuẩn mới sẽ không được áp dụng cho những loại máy bay hiện đang hoạt động.
“Kết quả này là sự cần thiết tối thiểu từ ICAO, nhằm tạo nên một sự khởi đầu đầu tiên đáng tin cậy”, ông Bill Hemmings, Quản lý mảng hàng không thuộc chiến dịch vận động vì môi trường mang tên Transport & Environment cho hay.
Máy bay nặng 60 tấn trở lên, trong đó bao gồm những loại máy bay dân dụng thương mại đang tạo ra phần lớn lượng khí thải CO2 trong ngành công nghiệp hàng không.
Các nhà đàm phán đến từ 22 quốc gia đã cố gắng để đạt được tiêu chuẩn khí thải CO2 đầu tiên trên thế giới đối với máy bay, trong một nỗ lực nhằm cung cấp đóng góp của ngành công nghiệp này để chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.
“Các tiêu chuẩn khí CO2 đối với máy bay sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp hàng không tiết kiệm nhiên liệu trong tất cả các điều kiện thị trường để giảm khí thải nhà kính và tác động lên môi trường của ngành hàng không đối với vấn đề biến đổi khí hậu”, ICAO cho biết trong một tuyên bố.
Thanh Ngân (lược dịch từ Business Insider & Reuters)
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam (28/02)
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom (28/02)
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng (27/02)
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á (27/02)
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 (27/02)
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar (27/02)
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo (26/02)
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3 (26/02)
-
Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7