ICC yêu cầu Nam Phi bắt giữ Tổng thống Sudan
TTH.VN - Tờ BBC hôm nay (14/6) cho biết, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã thúc giục Cộng Hòa Nam Phi bắt giữ ông Omar al-Bashir, Tổng thống Cộng hòa Sudan do liên quan đến tội ác chiến tranh.
Ông Omar al-Bashir đang bị truy nã bởi ICC vì tội ác chiến tranh - Ảnh: AFP
Một tuyên bố của ICC cho hay, Nam Phi không nên "tiếc công sức" để bắt giam ông Bashir và "tôn trọng nghĩa vụ của mình để hợp tác với tòa án". Các tổ chức nhân quyền và đảng đối lập của Nam Phi cũng lên tiếng kêu gọi bắt giữ ông.
Tuy nhiên, hãng thông tấn Nam Phi News24 nhận định điều này khó xảy ra. Thay vào đó, ông này vẫn được các quan chức Nam Phi chào đón khi đến Johannesburg.
ICC ra lệnh hạn chế nghiêm ngặt việc đi nước ngoài của ông Bashir. Tuy nhiên, Tổng thống Sudan đã đến thăm các nước ở châu Phi và Trung Đông.
ICC và Liên minh châu Phi (AU) đang gặp nhiều căng thẳng khi tòa án đưa ra các cáo buộc được cho là bất công nhắm vào người châu Phi.AU trước đó đã thúc giục ICC dừng thủ tục tố tụng đối với nhà lãnh đạo nói trên.
Ông Bashir bị cáo buộc bởi các tội ác chiến tranh trong cuộc xung đột ở Darfur kể từ năm 2003, khi lực lượng nổi dậy chống lại chính phủ Sudan. Liên Hiệp Quốc ước tính, hơn 300.000 người đã thiệt mạng và 2,7 triệu người buộc phải rời bỏ nhà cửa trong các cuộc giao tranh.
ICC đã kết thúc điều tra về tội ác chiến tranh trong khu vực, nhưng vẫn kiên trì các biện pháp chống lại ông Bashir.
Thanh Ngân (lược dịch từ BBC & CNN)
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng (27/02)
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á (27/02)
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 (27/02)
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar (27/02)
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo (26/02)
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3 (26/02)
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria (26/02)
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội (26/02)
-
Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Nỗ lực vì nền kinh tế đại dương bền vững
- Bộ trưởng Y tế Argentina từ chức sau báo cáo về cấp thẻ vắc-xin VIP
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc