ClockThứ Năm, 14/02/2019 06:35

ILO: 172 triệu người thất nghiệp trong năm 2018

TTH.VN - Trong một tín hiệu tích cực, báo cáo vừa được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố hôm qua (13/2) nhấn mạnh rằng số lao động nghèo đã giảm ở các nước thu nhập trung bình trong 3 thập kỷ qua, mặc dù các quốc gia nghèo hơn có thể phải chứng kiến sự gia tăng số lượng người lao động nghèo khó.

ILO: Cần tập trung nhiều hơn vào người lao động khi vai trò của robot tăngMức lương ở châu Á tăng nhanh hơn gần 10 lần so với các nước G20ILO: Đầu tư vào nền kinh tế chăm sóc có thể tạo việc làm mạnh mẽGần 2/3 lao động toàn cầu thuộc nền kinh tế phi chính thứcILO: Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao trong năm 2018

Những người dân nghèo làm việc trong điều kiện tồi tệ ở Bulgaria. Ảnh: UN

Theo báo cáo của ILO, tình trạng thất nghiệp giảm trên toàn cầu nhưng điều kiện của người lao động chưa được cải thiện, cảnh báo rằng một số mô hình kinh doanh mới, bao gồm cả những mô hình có sự hỗ trợ của công nghệ mới, có nguy cơ “đe doạ làm suy yếu” những thành tựu xã hội vốn rất khó khăn mới đạt được trong trong những thập kỷ gần đây.

ILO cũng nhấn mạnh rằng, hầu hết 3,3 tỷ người có việc làm trên toàn thế giới trong năm 2018 không được hưởng an ninh kinh tế đầy đủ, thiếu phúc lợi về vật chất cũng như quá ít cơ hội thăng tiến.

Tổng cộng, có 172 triệu người thất nghiệp vào năm ngoái – tương đương 1/20 những người trong độ tuổi lao động - báo cáo Xu hướng việc làm toàn cầu năm 2019 của ILO cho thấy. Tỷ lệ thất nghiệp này dự kiến ​​sẽ không thay đổi trong năm nay hoặc năm tới, với điều kiện kinh tế toàn cầu ổn định; mặc dù sự không chắc chắn hiện nay "đã có tác động tiêu cực đến thị trường lao động" ở các nước thu nhập trung bình và thu nhập cao.

Đáng chú ý, ông Damian Grimshaw, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu của ILO cảnh báo, "có việc làm việc không phải lúc nào cũng đảm bảo được một cuộc sống tốt", với dẫn chứng rằng "700 triệu người đang sống trong tình trạng nghèo cùng cực hoặc tương đối nghèo mặc dù có việc làm."

Ít người lao động nghèo hơn ở các nước thu nhập trung bình

Trong một tín hiệu tích cực, báo cáo của ILO nhấn mạnh rằng số lao động nghèo đã giảm ở các nước thu nhập trung bình trong 3 thập kỷ qua, mặc dù các quốc gia nghèo hơn có thể phải chứng kiến sự gia tăng số lượng người lao động nghèo khó. Điều này là do tốc độ giảm nghèo được dự kiến ​​không theo kịp sự tăng trưởng việc làm ở các nền kinh tế mới nổi này.

Dữ liệu của ILO cũng cho thấy trong năm 2018, có 360 triệu người làm việc trong các doanh nghiệp gia đình và 1,1 tỷ người làm việc cho chính họ - thường là trong các hoạt động sinh hoạt vì không có cơ hội việc làm trong lĩnh vực chính thức hoặc thiếu hệ thống bảo trợ xã hội.

Công nhân “không thể tìm được việc làm thêm”

Có liên quan đến các thách thức trong việc giảm thất nghiệp, báo cáo của ILO cho rằng hiện vẫn thiếu cơ hội cho những người muốn làm việc. Điều này bao gồm cả những người muốn chuyển từ công việc bán thời gian sang làm việc toàn thời gian và người thất nghiệp dài hạn, những người trở nên chán nản đến mức không còn muốn kiếm việc làm.

Song song đó, điều kiện nơi làm việc tồi tệ, thất nghiệp và bất bình đẳng giới đã góp phần vào tiến trình chậm hơn dự đoán trong việc đạt được mục tiêu phát triển chính về việc làm bền vững cho tất cả mọi người, như được nêu trong Chương trình nghị sự Các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) 2030.

Khoảng cách giới trong lực lượng lao động

Trong số các vấn đề lao động nổi cộm nhất trong báo cáo lần này là sự thiếu tiến bộ liên tục trong việc thu hẹp khoảng cách giới trong công việc, khi chỉ có 48% phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động năm 2018, so với 75% nam giới. Đây là tình trạng phổ biến, trong đó khoảng cách giới rộng nhất diễn ra ở các quốc gia Ả Rập, Bắc Phi và Nam Á, ILO cho biết.

Một thách thức khác là quy mô của mảng việc làm không chính thức, với một con số "đáng kinh ngạc" khicos đến 2 tỷ công nhân làm việc trong khu vực này, tương đương 61% lực lượng lao động của thế giới. "Việc làm không chính thức là thực tế cho phần lớn người lao động trên toàn thế giới", ILO lưu ý.

Điều đáng quan tâm là thực tế, có hơn 1/5 số người dưới 25 tuổi không có việc làm, không được giáo dục hoặc đào tạo; làm ảnh hưởng đến triển vọng việc làm trong tương lai của họ.

Công nghệ mới có nguy cơ làm suy yếu quyền lợi trong công việc

Lưu ý mức độ phát triển của một quốc gia có liên quan đến sự sẵn có của công việc được trả lương hợp lý hoặc bảo vệ phúc lợi đầy đủ cho những người cần nó, báo cáo cảnh báo rằng những điều này và các thành tựu thị trường lao động khác "vẫn còn khó nắm bắt" đối với nhiều người.

Do đó, đảm bảo những lợi ích này là một thách thức lớn mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt, báo cáo của ILO nhấn mạnh, đồng thời cũng lưu ý rằng các công nghệ mới đang "đe dọa làm suy yếu" những thành tựu trong thị trường lao động và các vấn đề khác, như an ninh công việc, tuân thủ các tiêu chuẩn lao động và quyền tại nơi làm việc.

Tố Quyên (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Return to top