ClockThứ Sáu, 22/06/2018 14:33

IMF: Căng thẳng thương mại là rủi ro lớn nhất đối với khu vực đồng Euro

TTH.VN - Hãng thông tấn CNBC ngày 22/6 dẫn lời người đứng đầu Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, những căng thẳng liên tục đối với thương mại quốc tế là rủi ro kinh tế lớn nhất mà khu vực đồng Euro (Euro zone) phải đối mặt.

Gia tăng căng thẳng thương mại ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp hàng khôngLHQ: Tăng trưởng kinh tế "vượt mong đợi" nhưng căng thẳng thương mại gia tăngASEAN lo ngại hệ lụy từ căng thẳng thương mại Mỹ - TrungIMF: Châu Á bị tổn hại do căng thẳng thương mại leo thangADB: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng tăng trưởng châu ÁOECD: Căng thẳng thương mại che mờ triển vọng tăng trưởng toàn cầu

Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde​. Ảnh: Getty Images

 

Mặc dù khu vực đồng Euro chứng kiến sự mở rộng kinh tế "trên tiềm năng" trong năm 2017, "đà tăng trưởng hiện nay đang có sự chậm lại”, Tổng Giám đốc điều hành IMF, bà Christine Lagarde nói với các phóng viên ở Luxembourg; đồng thời cho hay, có khả năng IMF sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế "một cách vừa phải" trong tháng 7 tới.

Cũng theo bà Lagarde, IMF không cho rằng suy thoái kinh tế sẽ trở nên "rõ nét", một phần vì chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng ở khu vực 19 thành viên này. Tuy nhiên, sẽ có một loạt các rủi ro kinh tế và đầu tiên trong số đó là những căng thẳng thương mại.

"Đứng đầu trong danh sách các rủi ro rõ ràng là hàng loạt những căng thẳng thương mại xuất phát từ việc tăng thuế suất đối với thép và nhôm", Tổng Giám đốc điều hành IMF nói thêm.

Trước đó hồi tháng 3 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố áp mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhập khẩu. Mặc dù quyết định này được trì hoãn thực hiện đối với Liên minh châu Âu (EU); nhưng sau đó, EU-khu vực đồng Euro cũng trở thành đối tượng của những mức thuế trên kể từ đầu tháng 6 này. Trong khi đó, EU ngày hôm nay (22/6) chính thức áp mức thuế mới đối với hàng hóa của Mỹ, chẳng hạn như nước cam, bắp rang, bơ đậu phộng và quần jean.

Nhận định về những diễn biến này, bà Lagarde cho rằng, vấn đề không phải là tác động kinh tế vĩ mô trực tiếp, mà là tác động đến sự tự tin. "Đó là xu hướng đáng lo ngại”, người đứng đầu IMF lưu ý.

Ngoài ra, mức thuế cao hơn đối với hàng hóa trở thành một vấn đề lớn hơn trong môi trường kinh tế hiện nay, khi giá dầu đang tăng.

"Mối quan tâm đặc biệt của tôi cũng hướng đến các quốc gia nghèo, nơi được hưởng lợi từ sự tăng trưởng được cải thiện trong vài năm qua, khi giá cả hàng hóa tăng trở lại, điều đó thực sự quan trọng đối với họ, và thậm chí ở các quốc gia cho dù họ đang tiến bộ, hoặc không, những người nghèo luôn hứng chịu nặng nề nhất trước tác động của những rào cản hoặc thuế quan thương mại này", bà Lagarde nói với tờ CNBC.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

TIN MỚI

Return to top