Iran không theo đuổi các khoản đầu tư “hậu trừng phạt” từ Mỹ
TTH.VN - Theo sau việc Iran thực hiện các trách nhiệm của mình có trong thỏa thuận nhằm dỡ bỏ các biện pháp chế tài và tiến hành các hoạt động giám sát hạt nhân, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố nước ông sẽ không theo đuổi việc phát triển các mối liên kết kinh tế với Mỹ, hãng thông tấn Sputnik đưa tin.
Iran sẽ không cố gắng để phát triển quan hệ kinh tế với Mỹ sau khi Washington dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Iran, Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm qua (17/1) tuyên bố.
![]() |
Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: Getty. |
Trước đó, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) khẳng định Iran đã tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để cho phép thực hiện kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) mà Tehran đã nhất trí với IAEA và nhóm P5+1 hồi tháng 7 năm ngoái. Theo các điều khoản của thỏa thuận, Iran đồng ý sẽ hạn chế khả năng hạt nhân của mình và để IAEA giám sát các cơ sở của mình để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế và tài chính.
Với báo cáo của IAEA, Tổng thống Rouhani nói rằng, sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại Iran, nhắm vào các lĩnh vực mục tiêu của nền kinh tế như lĩnh vực tài chính và ngân hàng, năng lượng và hóa dầu, vận tải và đóng tàu... thì phía Iran sẽ không tìm kiếm các khoản đầu tư từ Mỹ.
"Chúng tôi không có bất kỳ quan hệ kinh tế gì với Mỹ và sẽ không theo đuổi việc xây dựng các mối quan hệ đó", nguồn tin từ Sputnik dẫn lời Thủ tướng Rouhani tuyên bố rõ.
Ông Rouhani cho biết, sau cuộc đàm phán về việc mua các hàng hóa cụ thể như: máy bay, một số loại lương thực..., các công ty có trụ sở tại Mỹ sẽ không được phép đầu tư vào Iran. "Nếu Mỹ muốn đầu tư vào nền kinh tế hoặc lĩnh vực công nghệ của Iran, họ sẽ phải đối mặt với những khó khăn đặc biệt. Tuy nhiên, chúng tôi sẵn sàng cung cấp những lợi ích nhất định cho các công ty Mỹ nhưng không tiến hành các hoạt động của mình từ lãnh thổ nước này," Tổng thống Rouhani nói.
- Vai trò quan trọng của ASEAN trong giải quyết khủng hoảng ở Myanmar (23/04)
- Anh: Tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 giảm đáng kể sau khi tiêm vaccine (23/04)
- Thủ đô Washington vượt qua cửa Hạ Viện để có thể trở thành bang thứ 51 của Mỹ (23/04)
- Những điều kỳ thú về đất nước Mông Cổ (23/04)
- Lào phong toả thủ đô do số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến (23/04)
- Thông điệp liên bang thể hiện rõ tầm nhìn đối nội, đối ngoại của nước Nga (22/04)
- WHO hướng tới loại trừ bệnh sốt rét ở 25 quốc gia (22/04)
- 40 nhà lãnh đạo thế giới nhận lời mời dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Mỹ (22/04)
-
Năng lực tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi ở ASEAN đến năm 2025
- Anh triển khai nhóm chuyên gia chuẩn bị cho những đại dịch tương lai
- WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới
- ASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU
- Philippines ban hành cảnh báo đối với siêu bão Surigae
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017
- Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore
-
Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Việt Nam có thể chiếm 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025
- WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới
- ASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU
- Năng lực tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi ở ASEAN đến năm 2025
- Indonesia gấp rút chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ
- Dù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019
- Hôm nay, Tổng thống Nga V.Putin đọc thông điệp liên bang năm 2021