IS mạo danh người tị nạn xâm nhập vào châu Âu
TTH.VN - Hơn 4.000 tay súng của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (ISIS) đã bí mật xâm nhập vào các nước phương Tây – xen lẫn giữa những người tị nạn vô tội, báo Sunday Express của Anh dẫn nguồn từ các câu chuyện của IS ngày hôm qua (7/9) cho biết.
Theo nguồn tin, các chiến binh cực đoan IS vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và sau đó với sự giúp đỡ của những kẻ buôn lậu địa phương trà trộn vào dòng chảy những người di cư bất hợp pháp để tới các nước châu Âu. Một đặc vụ Syria tiết lộ, hiện nay có hơn 4.000 tay súng ISIS bí mật đang "sẵn sàng" hoạt động trên toàn Liên minh châu Âu EU.
Khoảng 4.000 tay súng IS trà trộn vào dòng người di cư tiến vào châu Âu. Ảnh: Express
Đặc vụ này nhận định, đây là sự khởi đầu cho một âm mưu lớn hơn nhằm thực hiện các cuộc tấn công trả thù ở các nước châu Âu, trả đũa cho các cuộc không kích mà liên minh do Mỹ dẫn đầu tiến hành nhắm vào IS, đồng thời cũng nhằm thực hiện mục đích thiết lập Caliphate (đế chế Hồi giáo) trên khắp thế giới.
Lực lượng cực đoan Nhà nước Hồi giáo đang lợi dụng sự rộng lượng của các nước phát triển "hướng tới người tị nạn” để thâm nhập vào châu Âu, đặc vụ trên nêu rõ trong bối cảnh dòng người tị nạn đã được chào đón ở Đức vào cuối tuần qua, sau khi thực hiện các cuộc hành trình qua Hungary và Áo.
Nhóm khủng bố IS hiện là một trong những mối đe dọa lớn đối với an ninh toàn cầu. Trong thời gian qua, các phiến quân đã chiếm giữ một khu vực rộng lớn của Iraq và cả Syria. Ngoài ra, những kẻ cực đoan này cũng đang cố gắng truyền bá ảnh hưởng ở các nước Bắc Phi, nhất là ở Libya.
Hiện nay, lực lượng chính phủ Syria và Iraq, cũng như người Kurd, các tay súng Shiite Lebanon và Iraq đang chiến đấu chống IS. Liên minh quốc tế do Hoa Kỳ đứng đầu hiện chỉ giới hạn bằng các cuộc không kích. Cuộc chiến khiến hàng trăm ngàn thường dân thiệt mạng và hàng triệu người phải di tản để chạy trốn những hậu quả có thể xảy ra, hãng tin RIA Novosti cho biết.
Tố Quyên (lược dịch từ Express & RIA Novosti)
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng (27/02)
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á (27/02)
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 (27/02)
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar (27/02)
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo (26/02)
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3 (26/02)
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria (26/02)
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội (26/02)
-
Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
-
Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Nỗ lực vì nền kinh tế đại dương bền vững
- Bộ trưởng Y tế Argentina từ chức sau báo cáo về cấp thẻ vắc-xin VIP
- Khai mạc khóa họp thường kỳ 46 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc