IS mất 14% lãnh thổ trong năm 2015
TTH.VN - Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) mất ít nhất 14% lãnh thổ, trong khi diện tích đất do lực lượng người Kurd ở Syria kiểm soát tăng gấp 3 lần trong năm 2015, AFP sáng nay (22/12) trích dẫn báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu quân sự IHS Janes cho biết.
Lực lượng người Kurd kiểm soát tuyến đường quan trọng của IS trên biên giới Syria với Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP
Sự gia tăng trong nỗ lực quốc tế nhằm chống lại IS khiến nhóm khủng bố này mất đi nhiều khu vực chiến lược, bao gồm thị trấn Tal Abyad trên biên giới Syria với Thổ Nhĩ Kỳ, thành phố Tikrit và nhà máy lọc dầu Baiji ở Iraq.
Ngoài ra, IS cũng mất đi khả năng kiểm soát các tuyến đường quan trọng, trong đó có đoạn đường cao tốc giữa thành trì Raqa (Syria) và Mosul (miền bắc Iraq).
“IS đang vật lộn với vấn đề tài chính để trang trải cho bộ máy chiến tranh và cai trị khổng lồ khi để mất kiểm soát cửa khẩu biên giới Tal Abyad, khiến thu nhập từ nguồn dầu bị tác động mạnh mẽ”, Columb Strack, nhà phân tích cấp cao của IHS ở khu vực Trung Đông nhận định.
Bên cạnh đó, Cơ quan Nghiên cứu quân sự có trụ sở tại Mỹ cho hay, lãnh thổ của tổ chức cực đoan này bị thu hẹp khoảng 12.800 km2, giảm xuống còn 78.000 km2 từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, lãnh thổ dưới sự kiểm soát của người Kurd ở Syria tăng mạnh lên 186%.
“Điều này cho thấy rằng, người Kurd là một trở ngại đáng kể cho các tay súng cực đoan”, ông Strack nói thêm.
Ngoài ra, IS cũng đang bị đánh bại bởi các cuộc không kích của Nga, liên minh do Mỹ dẫn đầu, lực lượng Iraq và quân nổi dậy Syria. Trong năm qua, Chính phủ Iraq ghi nhận nhiều thành công trong việc giành lại quyền kiểm soát 6% lãnh thổ từ tay IS, còn người Kurd ở Iraq lấy lại 2% đất đai của họ.
Thanh Ngân (lược dịch từ AFP & Globalheadlines)
- Thông điệp liên bang thể hiện rõ tầm nhìn đối nội, đối ngoại của nước Nga (22/04)
- WHO hướng tới loại trừ bệnh sốt rét ở 25 quốc gia (22/04)
- 40 nhà lãnh đạo thế giới nhận lời mời dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Mỹ (22/04)
- Tàu ngầm Indonesia có thể gặp sự cố trước khi mất kiểm soát (22/04)
- Indonesia gấp rút chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN (22/04)
- Trái đất đối mặt nhiều nguy cấp, nhưng vẫn còn hi vọng phục hồi (22/04)
- Giới nhà giàu các nước Mỹ Latin đổ xô tới Mỹ để được tiêm vaccine Covid-19 (21/04)
- Khí hậu là nỗi lo lớn nhất của giới trẻ châu Âu (21/04)
-
Năng lực tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi ở ASEAN đến năm 2025
- Anh triển khai nhóm chuyên gia chuẩn bị cho những đại dịch tương lai
- WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới
- ASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU
- Philippines ban hành cảnh báo đối với siêu bão Surigae
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017
- Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore
-
Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Việt Nam có thể chiếm 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025
- WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới
- Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- Năng lực tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi ở ASEAN đến năm 2025
- ASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU
- Lãnh đạo Hàn Quốc, Bồ Đào Nha trao đổi thư chúc mừng 60 năm quan hệ ngoại giao
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ
- Dù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019