Israel-Thổ Nhĩ Kỳ tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao
TTH.VN - Theo đài truyền hình Israel, nước này và Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành họp kín tại Thụy Sĩ để hòa giải về ngoại giao nhằm mở đường khôi phục đầy đủ mối quan hệ bình thường hóa như trước thời điểm xảy ra vụ binh sỹ Israel đột kích lên đội tàu Marmara trở hàng cứu trợ cho Gaza năm 2010 làm 10 nhà hoạt động người Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng.
![]() |
(Nguồn: Reuters) |
Tham gia cuộc họp, phía Israel có Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia, người sẽ là giám đốc tương lai của Cơ quan tình báo Mossad Yossi Cohen, phía Thổ Nhĩ Kỳ có Thứ trưởng Ngoại giao Feridun Sinirlioğlu.
Kết thúc cuộc gặp, hai bên nhất trí một loạt bước đi hòa giải, theo đó Israel sẽ lập quỹ bồi thường cho các gia đình nạn nhân thiệt mạng trong vụ liên quan đến đội tàu Marmara, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hủy bỏ mọi cáo buộc chống Israel; tái bổ nhiệm đại sứ tại mỗi nước; cấm thủ lĩnh cấp cao Hamas Saleh al-Arouri vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Arouri được cho là kẻ chủ mưu vụ bắt cóc và sát hại ba thiếu niên Israel tại một khu định cư hồi năm 2014.
Trong khuôn khổ thỏa thuận này, Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ cho phép lắp đặt một đường ống dẫn khí đốt của Israel đi qua lãnh thổ nước này. Hơn nữa, Ankara đã nhất trí về nguyên tắc mua ngay khí đốt tự nhiên từ Israel.
Trước đó, hồi tháng 3/2013, với các nỗ lực hòa giải của Mỹ, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã xin lỗi Thổ Nhĩ Kỳ về vụ tấn công trên, đồng thời nhất trí bồi thường cho các nạn nhân.
Sau đó, đại diện hai nước đã tiến hành đàm phán tuy nhiên, các nỗ lực khôi phục quan hệ rơi vào bế tắc khi Israel tiến hành chiến dịch tấn công Dải Gaza năm 2014./.
Theo Vietnamplus
- Vai trò quan trọng của ASEAN trong giải quyết khủng hoảng ở Myanmar (23/04)
- Anh: Tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 giảm đáng kể sau khi tiêm vaccine (23/04)
- Thủ đô Washington vượt qua cửa Hạ Viện để có thể trở thành bang thứ 51 của Mỹ (23/04)
- Những điều kỳ thú về đất nước Mông Cổ (23/04)
- Lào phong toả thủ đô do số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến (23/04)
- Thông điệp liên bang thể hiện rõ tầm nhìn đối nội, đối ngoại của nước Nga (22/04)
- WHO hướng tới loại trừ bệnh sốt rét ở 25 quốc gia (22/04)
- 40 nhà lãnh đạo thế giới nhận lời mời dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Mỹ (22/04)
-
Năng lực tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi ở ASEAN đến năm 2025
- Anh triển khai nhóm chuyên gia chuẩn bị cho những đại dịch tương lai
- WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới
- ASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU
- Philippines ban hành cảnh báo đối với siêu bão Surigae
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017
- Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore
-
Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Việt Nam có thể chiếm 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025
- WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới
- ASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU
- Năng lực tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi ở ASEAN đến năm 2025
- Indonesia gấp rút chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ
- Dù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019
- Hôm nay, Tổng thống Nga V.Putin đọc thông điệp liên bang năm 2021