ClockThứ Ba, 16/01/2018 20:47

Ít nhất 90 tỷ USD sẽ được đầu tư để phát triển xe điện toàn cầu

TTH - Theo phân tích của hãng thông tấn Reuters ngày 16/1, kế hoạch tăng gấp đôi đầu tư để phát triển xe điện của tập đoàn Ford Motor (Mỹ) chỉ là một phần của làn sóng đầu tư vào pin và xe điện của các nhà sản xuất ô tô toàn cầu, hiện chạm ngưỡng 90 tỷ USD và đang không ngừng gia tăng.

Xe điện tự lái e – Pallete: cửa hàng bán lẻ di động của tương laiMisubishi quảng bá sản phẩm xe điện tại thị trường IndonesiaẤn Độ đẩy mạnh sản xuất ôtô điện vào năm 2030

Khách hàng lựa chọn mẫu xe điện Tesla Model X P100D tại showroom mới của công ty Tesla Motors ở thành phố New York, Mỹ. Ảnh: Reuters

Động lực

Số tiền này đang được đổ vào một khu vực nhỏ, chiếm chưa đến 1% trong tổng số 90 triệu xe được bán ra mỗi năm. Trong đó, doanh số bán 3 mẫu xe điện của Tesla Motors (Mỹ), hãng ô tô đang thống trị thị trường hiện nay chỉ đạt hơn 100.000 chiếc trong năm 2017.

Tuy nhiên, ông Mike Jackson, Giám đốc Điều hành của AutoNation Inc, chuỗi bán lẻ ô tô lớn nhất Mỹ cho rằng: “Tesla Motors đang đối mặt với cuộc cạnh tranh thực sự". Đến năm 2030, các loại xe điện có thể chiếm từ 15-20% doanh số xe mới tại Mỹ, theo nhận định của ông Jackson.

Những khoản đầu tư vào các loại xe điện được công bố cho đến nay bao gồm ít nhất 19 tỷ USD của các nhà sản xuất ô tô ở Mỹ, 21 tỷ USD ở Trung Quốc và 52 tỷ USD ở Đức.

Đáng chú ý, trong các cuộc phỏng vấn bên lề Triển lãm Ô tô Detroit (NAIAS 2018) đang diễn ra từ ngày 14-21/1 tại Mỹ, nhà điều hành các hãng ô tô của Mỹ và Đức cho biết, phần lớn những khoản đầu tư nói trên hướng đến Trung Quốc, nơi Chính phủ quyết định nâng hạn ngạch cho xe điện bắt đầu từ năm 2019.

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất ô tô được thúc đẩy một phần do áp lực từ các nhà quản lý ở châu Âu và Mỹ, trong việc cắt giảm lượng khí thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch. Họ cũng có động lực từ sự thành công của hãng Tesla Motors trong việc sản xuất những dòng sedan và SUV chạy bằng điện, hứa hẹn tiềm năng to lớn cho các dòng ô tô điện.

Tiềm năng

Hãng chế tạo ô tô Daimler AG (Đức) tuyên bố sẽ dành ít nhất 11,7 tỷ USD để giới thiệu 10 mẫu xe điện và 40 mẫu xe hybrid (thường được gọi là xe lai hay xe lai điện, loại xe sử dụng 2 nguồn động lực là động cơ đốt trong và động cơ điện).

Tại thời điểm hiện nay, dòng xe ô tô điện Leaf của công ty Nissan Motor vẫn là loại xe điện bán chạy nhất trên thế giới.

Khoản đầu tư lớn nhất đến từ tập đoàn sản xuất ô tô Volkswagen AG (Đức), hãng này dự định chi 40 tỷ USD đến năm 2030 để sản xuất các phiên bản điện của hơn 300 dòng xe trên toàn thế giới.

Trong một cuộc phỏng vấn tại Triển lãm NAIAS 2018, Chủ tịch mảng xe sang Cadillac, ông Johan de Nysschen nhấn mạnh, Cadillac sẽ "đóng một vai trò trung tâm" trong chiến lược xe điện của tập đoàn General Motors ở Trung Quốc, đồng thời sẽ giới thiệu một số loại xe dựa trên nền tảng xe điện tương lai của hãng. Một số chiếc Cadillac có thể được lắp ráp ở Trung Quốc, ông Johan de Nysschen lưu ý thêm.

Ngoài ra, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, bao gồm các đối tác địa phương của Ford, Volkswagen và General Motors đều công bố những kế hoạch đầu tư mạnh mẽ.

LÊ THẢO

(Tổng hợp và lược dịch từ Reuters & Nikkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024

TIN MỚI

Return to top