ClockThứ Năm, 08/02/2018 05:59

“Karaoke di động”: Công tác kiểm tra, xử lý còn bỏ ngỏ

TTH - Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một loại hình dịch vụ giải trí mới mà nhiều người gọi là “karaoke di động”. Bên cạnh những mặt tích cực, dịch vụ này cũng phát sinh nhiều bất cập, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân...

Phiền toái karaoke di động

Một giàn “karaoke di động” tại huyện Quảng Điền

Phiền toái

Có dịp về các vùng quê nông thôn các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh mới thấy được sự phát triển mạnh mẽ của loại hình dịch vụ “karaoke di động”. Riêng huyện Quảng Điền, từ chỗ chỉ vài hộ đến nay đã phát triển lên 47 hộ kinh doanh loại hình dịch vụ này.

Bất kể nhà nào có cưới, hỏi, giỗ, chạp, thôi nôi, đầy tháng, liên hoan, hay là một buổi nhậu, gặp mặt bạn bè… đều có thể “điều” một dàn “karaoke di động” phục vụ ngay. Với giá cả rẻ, tiện lợi, phục vụ nhanh, loại hình dịch vụ này đã phần nào thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, giải trí của một bộ phận người dân. Anh Trần Thanh Sang (xã Phú Đa, Phú Vang) bộc bạch: Trên địa bàn xã có rất nhiều dịch vụ “karaoke di động”. Nếu có nhu cầu có thể thuê một dàn trong 1 buổi với giá 300 ngàn đồng và 500 ngàn đồng cho cả ngày, hát hò thoải mái ngay tại nhà mà không cần đi đâu.

Tuy nhiên, dịch vụ “karaoke di động” cũng gây không ít phiền toái cho các hộ gia đình xung quanh. Bà Nguyễn Thị Yên (một người dân xã Phú Đa) cho biết, âm thanh phát ra từ dàn “karaoke di động” là quá lớn, khiến những nhà xung quanh không chịu nổi, trẻ em không thể học bài, bé sơ sinh thì không ngủ được... Ngoài ra, họ hát thời gian tùy hứng, sáng, trưa, chiều, tối, có khi về cả giờ khuya. Trong khi đó, giọng hát hay còn đỡ, gặp giọng hát dở lại có hơi men thì như bị “tra tấn”.

Được biết, việc sắm một bộ “karaoke di động hiện nay cũng đơn giản. Ông Trần Viết Thành, trú tại thôn Khuôn Phò Nam, thị trấn Sịa (chủ một cơ sở kinh doanh dịch vụ “karaoke di động”) cho biết, năm 2016, nắm bắt nhu cầu của người dân, ông đã đầu tư mua 2 dàn “karaoke di động”; mỗi dàn gồm: 1 ti vi 49 Inch, 2 loa thùng, đầu Hanex, bộ Mixer, 2 micro, bộ đẩy, máy tính bảng, xe chuyên chở với tổng giá trị gần 200 triệu đồng. Theo ông Thành, kinh doanh loại hình dịch vụ này cho thu nhập khá; mùa cao điển thu nhập mỗi ngày 800 đến 900 ngàn đồng. Bất kể ở đâu yêu cầu ông đều phục vụ hết.

Còn nhiều bất cập trong quản lý

Theo danh mục đăng ký kinh doanh, “karaoke di động” là loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa mới chưa có quy định quản lý cụ thể, chế tài xử lý vẫn còn nhiều bất cập. Theo đó hiện nay, việc cấp phép kinh doanh “karaoke di động” (cho thuê dàn âm thanh) thuộc thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư (cấp huyện, thị xã do phòng kế hoạch và đầu tư). Ngành văn hóa quản lý về nội dung bài hát. Chế tài, xử lý tiếng ồn thuộc ngành tài nguyên và môi trường...

UBND tỉnh vừa có Chỉ thị 03/CT-UBND ngày 22/1/2018 yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, TP. Huế đẩy mạnh thực hiện kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 3/4/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 60/2017/ QĐ-UBND ngày 11/8/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định một số vấn đề trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tình giai đoạn 2017-2020. Theo đó, tập trung kiểm tra, xử lý hoạt động “karaoke di động”, karaoke gia đình làm ảnh hưởng sinh hoạt của người dân...

Trước sự phát triển phức tạp loại hình “karaoke di động”, bước đầu, nhiều địa phương đã rà soát, thống kê các chủ kinh doanh dịch vụ “karaoke di động”. Yêu cầu các chủ kinh doanh ký cam kết không vi phạm những quy định về âm thanh, tiếng ồn, giờ giấc hoạt động, vấn đề an ninh trật tự, địa điểm tổ chức kinh doanh...

Ông Nguyễn Ánh Cầu, Trưởng phòng VH&TT huyện Quảng Điền thông tin, đến thời điểm này đã có 70% cơ sở kinh doanh “karaoke di động” trên địa bàn huyện đăng ký kinh doanh và ký cam kết thực hiện các quy định. Ông Nguyễn Xuân Thạnh, Trưởng Phòng VH &TT thị xã Hương Trà cho biết, qua thống kê trên địa bàn thị xã có 28 hộ kinh doanh dịch vụ “karaoke di động” với 32 dàn máy. Ngoài việc yêu cầu các chủ kinh doanh ký cam kết, phòng đã ban hành văn bản yêu cầu 16 xã, thị trấn quản lý chặt dịch vụ này, nhất là về thời gian, tiếng ồn để không ảnh hưởng đến các hộ lân cận. Ngoài ra, phòng đã có văn bản kiến nghị Sở VH&TT sớm có văn bản cụ thể quản lý loại hình dịch vụ này...

Tuy nhiên, qua thực tế tại một số địa phương, chúng tôi nhận thấy việc kiểm tra, xử lý hoạt động kinh doanh dịch vụ “karaoke di động” gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, phương tiện đo độ ồn phục vụ cho việc kiểm tra còn rất hạn chế. Tại huyện Quảng Điền đã trang bị một máy đo độ ồn, nhưng không có cán bộ để thực thi nhiệm vụ (theo quy định người sử dụng máy phải có chứng chỉ do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp). Hơn nữa, khó khăn về kinh phí trong trang cấp, kiểm định (máy đo độ ồn phải kiểm định hàng năm) nên vấn đề kiểm tra, xử lý vẫn còn bỏ ngỏ. Ngoài ra, vì “tình làng nghĩa xóm”, nên người dân (hộ xung quanh) cũng cho qua chuyện để “yên cửa yên nhà”, dẫn đến tình trạng vi phạm của các chủ kinh doanh và người sử dụng “karaoke di động” vẫn diễn ra hết sức phức tạp.

Ông Nguyễn Xuân Ngọc, Phó Chánh thanh tra Sở VH&TT tỉnh:

Gắn tuyên truyền với kiểm tra, xử lý vi phạm

Kinh doanh dịch vụ “karaoke di động” chỉ mới xất hiện từ 2 đến 3 năm trở lại đây. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về loại hình hoạt động này. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác quản lý trên địa bàn, Sở Văn hóa và Thể thao đã đề nghị phòng văn hóa và thông tin các huyện, thị xã, TP. Huế tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện theo quy ước, hương ước của tổ dân phố, làng, thôn, bản; đồng thời thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Bên cạnh đó, đề nghị phòng văn hóa và thông tin các huyện, thị xã, TP. Huế phối hợp với đơn vị chức năng tại địa phương như: phòng kế hoạch tài chính, phòng tài nguyên môi trường, công an, tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của loại hình này nhằm đảm bảo hoạt động đăng ký kinh doanh, quy chuẩn kỹ thuật môi trường về tiếng ồn, công tác an ninh trật tự trên địa bàn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đúng quy định pháp luật.

Hiện nay, sở đang tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình trạng hoạt động “karaoke di động” trên địa bàn toàn tỉnh và tham mưu kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm có văn bản hướng dẫn quản lý.

Thanh Hải (ghi)

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Niềm tin về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV

Tại Phiên họp của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã có bài phát biểu quan trọng: “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng”. Tiếp thu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, cán bộ, đảng viên ở Quảng Bình bày tỏ niềm tin sâu sắc về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV của Đảng sắp diễn ra…

Niềm tin về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV
Đấu tranh phòng, chống các hoạt động vi phạm giã cào, sai tuyến

Ngày 27/3, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác tuần tra phòng, chống tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép trên vùng biển ven bờ năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đấu tranh phòng, chống các hoạt động vi phạm giã cào, sai tuyến
Chấn chỉnh công tác đón khách du lịch tàu biển

Mỗi đợt tàu du lịch biển cập Cảng Chân Mây, lại xảy ra tình trạng bát nháo khai thác khách du lịch bên ngoài cảng theo kiểu tự phát, không qua đơn vị lữ hành được cấp phép. Đáng nói là dù Sở Du lịch và các ban, ngành, đơn vị nhiều lần tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý nhưng cách thức hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi.

Chấn chỉnh công tác đón khách du lịch tàu biển
​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

TIN MỚI

Return to top